Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Nữ tướng Sheryl Sandberg của Facebook: Kế hoạch B và cuộc sống đằng sau nỗi đau

Mạnh mẽ và quyền lực trong công việc nhưng ít người biết rằng bên ngoài văn phòng Facebook, Sheryl Sandberg đã phải trải qua rất nhiều nỗi đau chồng chất.

Với Dave Goldberg, ngày 1 tháng 5 năm 2015, là ngày tuyệt vời nhất nhưng có kết cục tồi tệ nhất của anh. CEO của SurveyMonkey đang dành thời gian dự sinh nhật lần thứ 50 của một trong những người bạn thân nhất của anh tại một khu nghỉ dưỡng sang trọng ở Mexico. Kì nghỉ chứa đầy những thứ mà anh thích: những trò vui với bạn bè, gia đình hay những cuộc tán gẫu không hồi kết bên bể bơi.

Khi anh bước chân lên máy chạy ở trung tâm thể hình thứ Sáu ấy, không có gì ngoại trừ một bầu trời xanh hứa hẹn trước mắt: công ty anh đang hoạt động tốt, con trẻ khỏe mạnh và cuộc sống gia đình viên mãn bên Sheryl Sandberg, COO Facebook và là tác giả cuốn Dấn thân (Lean In). Và rồi tim anh ngừng đập.

Goldberg mới chỉ 47 tuổi khi em trai mình, Rob, tìm thấy anh đang nằm trên một vũng máu và nước da nhợt nhạt. “Tôi bắt đầu hô hấp nhân tạo,” Rob nhớ lại. “Tôi không thể nhớ nổi mình có chắc là đang cảm thấy mạch đập không hay là chính tim đang đang đập.” Goldberg được đưa đến Bệnh viện San Javier. Nơi này, Sandberg và một trong những người bạn thân nhất của cô, Marne Levine, ngồi dưới ánh đèn và chờ đợi bác sỹ thông báo tới họ thông tin mà họ chẳng bao giờ muốn nghe bằng bất kì giá nào.

Sheryl Sandberg, một người chuyên giải đáp được những vấn đề phức tạp, một nhà quản lý tuyệt vời luôn biết cách để đạt đến kết quả tối ưu nhất, đang phải đối mặt với một thứ bà không hề quen: một kết quả mà bà chẳng thể nào thay đổi. “Tiếng khóc của cô ấy ở bệnh viện hôm đó không giống bất kì thứ gì tôi nghe được trong cả cuộc đời mình,” Phil Deutch, chồng Levine và là chủ bữa tiệc sinh nhật Goldberg tham dự chia sẻ. “Một cảnh tượng đau khổ, đau khổ.”

Khi mọi người tạm biệt Dave Goldberg lần cuối, Sandberg đã chạy lại để ôm người chồng của mình. “Tôi nghĩ rằng với Sheryl, rời xa anh ấy cũng giống như việc rời xa một khoảnh khắc tưởng như không thể nào có thật,” Rob chia sẻ. “Tôi nhẹ nhàng kéo Sheryl lại. Chị chỉ muốn ôm anh và muốn anh ở đó và muốn ảnh quay lại.”

Cái chết không phải một “lỗi kĩ thuật” trong “hệ điều hành con người”, nó là một tính năng. Cái chết là thứ duy nhất chúng ta có thể dự đoán được ngay từ thời điểm sinh ra. Ai cũng sẽ qua đời và sẽ có thể, như trường hợp của Sheryl, một người bạn yêu quý sẽ ra đi trước bạn. Những ngày sau đó, người ở lại sẽ bị đối xử theo kiểu một thứ gì đó không tự nhiên và thật tồi tệ đã xảy đến. Người ta lẩn tránh họ, không mời họ ra ngoài, im lặng khi họ bước vào phòng. Sự đau đớn thường bị cô lập khi họ cần cộng đồng nhất.

Đó là một “vấn đề” Sheryl Sandberg đã “giải quyết” sau trải nghiệm của chính bản thân mình. Người phụ nữ từng thúc giục cả thế giới “Dấn thân” tiếp tục thực hiện một chiến dịch giúp nhiều người vượt qua và hồi phục sau những sự kiện tồi tệ. Cuối sách tiếp theo của bà, Option B: Facing Adversity, Building Resilience, and Finding Joy, là món quà hoàn hảo cho những người phải trải qua đớn đau, giúp họ hồi phục và tìm thấy hạnh phúc. Với Sheryl Sandberg, đây là cuốn sách giúp mọi người “dẫn thân vào những thứ tệ hại.”

Bà viết cuốn sách cùng một người bạn là Adam Grant, tác của của một số cuốn sách nổi tiếng khác như Originals hay Give and Take. Cuốn sách mới của Sheryl Sandberg cũng được xuất bản cùng sự ra đời của một tổ chức phi lợi nhuận với mục tiêu “thay đổi những cuộc trò chuyện về nghịch cảnh,” người đại diện của Sandberg nói.

Nhiều người luôn nghĩ rằng, Sandberg không phải một “giáo viên” phù hợp trong những khóa học như thế này. Bởi sau tất cả, cuộc sống của bà, nhìn từ bên ngoài, đã có quá nhiều những đặc lợi. Bà là một tỷ phú chẳng bao giờ lo mất việc hay có thể nghỉ ngơi bao lâu tùy thích. Bà có thể dùng những liệu pháp điều trị có thể xoay chuyển được vấn đề và rồi mạng lưới quan hệ có thể giúp bà kết nối với bất kì ai.

Sandberg hiểu lợi thế của mình. Nhưng bà cũng tận dụng một sự bất lợi của bản thân như một tài sản quý giá nhất: sự yếu đuối. Tháng 6 năm 2015, một tháng sau ngày chồng qua đời, sau một ngày mệt mỏi, Sandberg đăng trên Facebook cá nhân, “Tôi nghĩ khi nghịch cảnh ập đến, nó cũng mang đến một lựa chọn. Bạn có thể thỏa hiệp với sự trống rỗng, sự trống rỗng chiếm trọn trái tim bạn, và lồng ngực của bạn, bóp nghẹt khả năng suy nghĩ hay thậm chí hít thở của bạn. Hoặc bạn có thể thử tìm một ý nghĩa của nó. Ba mươi ngày qua, tôi đã dành rất nhiều khoảnh khắc cuộc đời mình đắm chìm trong sự trống rỗng ấy.” Đội nhiên, người ta nhận ra rằng, Sandberg cũng là con người.

Sandberg khuyên mọi người đừng lẩn tránh sự mất mát. Đừng nói với người đó rằng mọi thứ rồi sẽ ổn bởi làm sau bạn có thể biết được. Đừng hỏi họ có khỏe không. Hãy hỏi ngày hôm đó của bạn thế nào.

Những lời khuyên của Sandberg không mới. Thế nhưng chúng vẫn nhận được rất nhiều sự đồng cảm. Bài đăng của bà nhận được nhiều chục nghìn lượt bình luận, gồm cả những bình luận từ nhiều đồng nghiệp ở Facebook, những người vốn chẳng biết phải cư xử ra sao với người sếp nổi tiếng của mình hay thậm chí từng bật khóc trong những cuộc họp. Sheryl Sandberg chia sẻ đây không phải loại “đột phá” mà Thung lũng Silicon tìm kiếm.

Với Grant, những gì Sheryl Sandberg không chỉ liên quan đến bài học cuộc sống mà còn là phong cách lãnh đạo. “Tôi muốn thấy nhiều lãnh đạo nhận ra những gì Sheryl Sandberg đang làm bằng cách sống chung với sự đớn đao,” ông nói. “Bộc lộ cảm xúc khi bạn trải qua nỗi đau to lớn không phải sự yếu đó. Nó là con người.”

Nhiều tuần sau khi Goldberg qua đời, trước khi bài đăng trên Facebook xuất hiện, Sheryl Sandberg đã bắt đầu ghi chép về nỗi đau của mình và chia sẻ với một vài người bạn thân tín. “Tôi viết và viết và viết.” bà nói. Ghi chép là một cách Sheryl Sandberg cho rằng có thể xoa dịu nỗi đau. “Thành thật mà nói tất cả những gì tôi làm là dành cho các con, đi làm và viết.” Quá trình này bà đã viết hơn 100.000 từ và nó là một phần quan trọng trong việc vượt qua nỗi đau và là xương sống trong cuốn sách mới.

Những gì Sheryl Sandberg học được là ba điều con người hiểu nhầm khiến việc vượt qua nghịch cảnh khó khăn hơn. Đầu tiên là họ cảm thấy, bằng một cách nào đó, mình phải chịu trách nhiệm cho những gì đã xảy ra. Thứ hai, nỗi buồn trải thảm để họ bước qua từ bức tường này đến bức tường nọ, không chừa một chỗ. Thứ ba, họ sẽ chẳng bao giờ cảm thấy khá hơn. Sheryl Sandberg chốt lại sự suy nghĩ về nghịch cảnh với ba tính từ “cá nhân” (personal), “xâm chiếm” (pervasive) và “mãi mãi” (permanent).

Những thứ bà rút ra được không đến dễ dàng và Sheryl Sandberg luôn ước mình biết chúng khi cuộc hôn nhân đầu tiên của bà đổ vỡ. Grant nói với Sandberg rằng bà nên “cấm sử dụng từ xin lỗi”. Sau nỗi mất mát, Sandberg hoàn toàn mất đi sự tự tin. “Tôi như một kẻ vụng về ở mọi lĩnh vực,” bà nói. “Tôi không nghĩ mình có thể là một người bạn tốt. Tôi không nghĩ mình làm được việc.” Bà thậm chí còn không chắc mình có thể chăm sóc những đứa con tội nghiệp.

Trong ngày đầu tiên trở lại Facebook, Sandberg chia sẻ bà đã ngủ gật trong một cuộc họp, gọi nhầm tên một đồng nghiệp và rời nhiệm sở lúc 2 giờ chiều để đón con. Chiều hôm đó, bà gọi Mark Zuckerberg xem mình có nên đến công ty không. “Mark nói, ‘Hãy nghỉ ngơi nếu cần,” Sandberg nhớ lại. “Và đó là những gì tôi cũng sẽ nói với một người trong hoàn cảnh tương tự. Nhưng sau đó anh nói thêm, ‘Thực ra tôi rất vui vì bà đã đến đây hôm nay. Bà đã làm được hai việc rất tốt - là những thứ này.”

Cuộc hội thoại với Mark Zuckerberg đã thay đổi hoàn toàn phong cách lãnh đạo của Sandberg: bà không tự động chuyển các công việc của một người đang đối mặt với nghịch cảnh nữa. Giờ thì bà sẽ hỏi xem người đó có muốn làm chúng không bởi làm giảm bớt trách nhiệm của người đó trong hoàn cảnh này lại có thể phản tác dụng và làm họ mất điểm tựa.

Dần dần, Sandberg đã trở lại sau màn sương. Mẹ bà không còn phải ngủ cùng bà mỗi đêm khi Sandberg bật khóc mới có thể ru mình vào giấc ngủ. Sandberg bắt đầu tham gia những bữa tiệc. Bà bắt đầu chơi lại piano sau 30 năm và tạo ra một lịch trình mới với bọn trẻ: họ bắt đầu đạp xe và mỗi tuần tổ chức một sự kiện “gia đình siêu vui” nhỏ nơi mỗi người sẽ lần lượt chọn hoạt động. Sandberg cũng cho phép những đứa con mình được qua nhà bạn hoặc mời bạn đến ngủ qua đêm. Một việc trước đây cha chúng không cho phép. Sandberg thậm chí còn bắt đầu hẹn hò.

Sandberg đã đối mặt với nghịch cảnh, hồi phục và tìm thấy niềm vui. Nhưng có một điều bà không thể làm gì để thay đổi là thực tế bà không thể mang người cha trở lại với những đứa con. Nói với các con cha chúng đã ra đi là một trong những điều khó khăn nhất Sandberg từng phải làm. Bà tránh nói tới điều đó, nhưng trong Option B, Sandberg viết “không gì đến gần hơn với khái niệm nỗi đau thời khác đó. Ngay cả lúc này khi nhớ lại, tôi còn rui và cổ họng đông cứng.”

Sự khó khăn của việc trở thành một bà mẹ đơn thân, ngay cả khi điều kiện của bà rất tốt, là một cú sốc với Sandberg. Vì thế, Sandberg cũng muốn thấy những sự thay đổi trong chế độ nghỉ thai sản của các bà mẹ và cả các ông bố. Thực tế, Facebook sau đó cũng thay đổi một số chính sách liên quan đến việc cho phép nhân viên nghỉ ngơi khi gia đình có chuyện buồn hay có người đau ốm.

Sandberg từng thành thực chia sẻ với tờ TIME rằng những chuyện nhỏ nhặt trong cuộc sống vẫn làm trái tim bà tan nát. Một vào tuần sau khi Goldberg qua đời, có một sự kiện bố và các con ở trường hợp và Deutch đã đề nghị với Sandberg rằng sẽ “thiết kế” một ông bố giả. Sandberg một mức phản đối ý định này bởi mọi thứ sẽ chẳng giống như việc Goldberg còn ở đây.

Thế nhưng Deutch đã choàng tay ôm bà và nói: “Nếu không có Lựa chọn A. Hãy tìm cho ra một lựa chọn B vậy.”

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết T. Sơn

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tín hiệu vui của Hoài Linh
Ngọc Trinh đã trưởng thành?