Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

'Nữ hoàng livestream’ Trung Quốc có thể bán mọi thứ từ bàn chải đánh răng đến dịch vụ phóng tên lửa trên mạng

Với nhiều người Trung Quốc, họ không thể bỏ qua được video livestream của Viya mỗi tối nơi cô bán hàng thông qua nội dung không khác gì một show giải trí, trò chuyện.

Huang Wei có thể bán mọi thứ.

Hồi tháng 4, Huang – còn được biết đến với tên gọi Viya – bán được một màn phóng tên lửa với giá trụ 40 triệu nhân dân tệ (5,6 triệu USD). Cô gái 34 tuổi gần như livestream mỗi tối để phục vụ người hâm mộ của mình. Tháng trước, một lần livestream của cô đã thu hút được hơn 37 triệu người xem, cao hơn cả tập cuối series phim đình đám “Game of Thrones”.

'Nữ hoàng livestream’ Trung Quốc có thể bán mọi thứ từ bàn chải đánh răng đến dịch vụ phóng tên lửa trên mạng Ảnh 1
(Ảnh: Bloomberg)

Mỗi tối, khán giả xem livestream của Viya đều đặt giá trị hàng hoá lên tới nhiều triệu USD – chủ yếu là đồ mỹ phẩm, đồ gia dụng, đồ ăn và quần áo. Dù vậy, cô cũng bán cả bất động sản và xe hơi. Vào sự kiện mua sắm Lễ độc thân, Viya đón doanh số bán hàng tới 3 tỉ nhân dân tệ. COVID-19 khiến nhiều người Trung Quốc không thể ra ngoài đang giúp số lượng người xem livestream của Viya tăng lên gấp đôi.

'Nữ hoàng livestream’ Trung Quốc có thể bán mọi thứ từ bàn chải đánh răng đến dịch vụ phóng tên lửa trên mạng Ảnh 2
(Ảnh chụp màn hình)

Trong một thế giới khi chúng ta chủ yếu mua sắm ngay trên ghế sô pha nhà mình, Viya là một ví dụ điển hình cho xu hướng mua sắm trong tương lai. Livestream là sự kết hợp rất tự nhiên của một số xu hướng công nghệ mới như streaming, người có tầm ảnh hưởng, mạng xã hội và thương mại điện tử. Nó cũng mở ra một con đường mới để các thương hiệu đi vào trái tim và túi tiền của khách hàng. Tesla, Procter & Gamble và thậm chí cả siêu mẫu Miranda Kerr cũng đã tìm đến Viya khi muốn tiếp cận thị trường Trung Quốc.

Theo số liệu được Alibaba ghi lại, Viya có thể đã kiếm được số tiền lên tới 30 triệu nhân dân tệ trong năm 2018.

'Nữ hoàng livestream’ Trung Quốc có thể bán mọi thứ từ bàn chải đánh răng đến dịch vụ phóng tên lửa trên mạng Ảnh 3
Viya xuất hiện trong một sự kiện bán hàng ở Vũ Hán hôm 30/4/2020. Ảnh: Bloomberg

COVID-19 đang khiến ngành bán lẻ thế giới lao đao. Trong một báo cáo của Forrester Research, doanh số bán lẻ các mặt hàng không bao gồm đồ tươi sống có thể giảm tới 20% trong năm nay. J.C. Penney, J. Crew và Pier One Imports đều đã đệ đơn phá sản. 

“Tôi tự định vị bản thân mình là một người giúp khách hàng đưa ra quyết định – tôi phải đặt mình và nhu cầu của họ,” Viya nói với Bloomberg. Trên livestream, Viya thường ăn mặc rất đơn giản để tạo thiện cảm với người xem. “Tham vọng của tôi là bán mọi thứ người hâm mộ của mình có thể cần,” cô nói. “Chuông cửa, thảm, bàn chải đánh răng, nội thất, đệm, mọi thứ.”

Không chỉ ở Trung Quốc, khái niệm “livestream thương mại điện tử” cũng đang dần được đón nhân trên thế giới. Amazon đã thử nghiệm ý tưởng này trong khoảng một năm trở lại đây. Facebook cũng cố gắng thu hút người dùng mua sắm trên chính nền tảng của mình. Hồi tháng 5, Facebook tuyên bố hợp tác với Shopify để hỗ trợ tích hợp mua sắm trên Facebook và trên Instagram.

“Người có tầm ảnh hưởng, livestream, điện thoại thông minh và mạng xã hội – đây là những yếu tố toàn cầu,” Benedict Evans, một nhà phân tích độc lập chia sẻ. “Thật khó để đoán trước nhưng tôi không thể khẳng định những người có tầm ảnh hưởng sẽ không thể bán được hàng bên ngoài Trung Quốc.”

'Nữ hoàng livestream’ Trung Quốc có thể bán mọi thứ từ bàn chải đánh răng đến dịch vụ phóng tên lửa trên mạng Ảnh 4
Ảnh: Bloomberg

Dù vậy, không nơi nào trên thế giới mà người ta có thể cảm nhận được sức hút của livestream như tại Trung Quốc.

“Tôi không bỏ qua chương trình nào của Viya,” Linda Qu, một nhân viên công nghệ ở Hàng Châu, nói. Sau khi cho đứa con 4 tuổi đi ngủ, Qu xem livestream của Viya trong lúc tập yoga hoặc xem TV. Gần như show nào của Viya cô cũng mua một thứ gì đó. FOMO (cảm giác sợ bỏ qua một thứ gì đó) khiến cô liên tục quay lại: “Như đâu có gì đó hay ho nhưng mình lại không mua được thì sao? Thực sự là một mất mát”.

Mỗi tối, Viya đều livestream từ một studio nhỏ ở trụ sở công ty ở Hàng Châu. Chương trình của cô chỉ là một phần của một doanh nghiệp có 500 nhân sự có tên Qianxun Group. Nó cung cấp các dịch vụ như quản lý tài năng cho các livestreamer, bán lẻ và chuỗi cung ứng. Trong tương lai, công ty này còn có thể sẽ bổ sung thêm mảng đa phương tiện, tư vấn và quảng cáo. Tháng này, Qianxun Group dự tính sẽ thực hiện gọi vốn. Nó có thể sẽ lên sàn vào thời điểm muộn nhất là cuối năm 2025.

Livestream được xem là một hình ảnh xây dựng niềm tin của khách hàng trong mua sắm điện tử. Vì lý do này, nó ngày càng được yêu thích bởi khách hàng và nhận được sự quan tâm đầu tư của các sản TMĐT lớn.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Thanh Xuân

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc