Công Nghệ

Những thăng trầm của Mark Zuckerberg cùng Facebook, mạng xã hội được thành lập cách đây đúng 15 năm

Lê Nam Khánh
Chia sẻ

Mark Zuckerberg đưa Facebook đi vào hoạt động cách đây đúng 15 năm – vào ngày 4 tháng 2 năm 2004.

Kể từ thời điểm đó, Facebook đã trở thành mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới trong khi đó tài sản ròng mà người sáng lập của nó có trong tay cũng vượt qua mốc 60 tỷ USD.

Nhân dịp Facebook tròn 15 tuổi, hã cùng nhìn lại những thăng trầm trong sự nghiệp của Mark Zuckerberg cùng Facebook, từ quá khứ phát triển trong một phòng kí túc của Đại học Harvard cho tới những lùm xùm gần đây khiến người dùng dần mất đi niềm tin vào mạng xã hội này.

Facebook, nền tảng mạng xã hội đột phá mà Mark Zuckerberg là người đồng sáng lập, đi vào hoạt động vào ngày 2 tháng 4 năm 2004.

Khi đó, Mark Zuckerberg là một sinh viên năm hai tại Đại học Harvard. Anh phát triển Facebook cùng một số sinh viên khác bao gồm Eduardo Saverin, Andrew McCollum, Dustin Moskovitz, và Chris Hughes.

Đây là giao diện ban đầu của Facebook (lúc đó gọi là The Facebook) khi đi vào hoạt động năm 2004.

Chỉ trong vòng một tháng đầu tiên, một nửa sinh viên Harvard đã trở thành người dùng Facebook. Mark Zuckerberg bỏ học vào năm 2004 để hoàn toàn tập trung cho mạng xã hội này.

Facebook chuyển tới một văn phòng nhỏ ở Palo Alto, California và tới tháng 5 năm 2005, nó đã gọi vốn thành công 14 triệu USD.

Khi Facebook phát triển nhanh chóng, túi tiền của Mark Zuckerberg cũng phình to rất ấn tượng. Năm 2008, anh lần đầu lọt danh sách các tỷ phú giàu có nhất thế giới do Forbes công bố với tài sản ròng 1,5 tỷ USD. Mark Zuckerberg là người trẻ nhất trong số 1.125 tỷ phú có mặt trong danh sách này.

Cùng năm, Facebook phải giải quyết một lùm xùm phát lý khi các cựu sinh viên Harvard, Cameron, Tyler Winklevoss và Divya Narendra, đệ đơn kiện Mark Zuckerberg lấy trộm từ tưởng từ mạng xã hội Connect U để xây dựng Facebook. Kết quả là họ đã nhận được 1,2 triệu cổ phiếu Facebook.

Vài năm sau đó, Mark Zuckerberg bắt đầu quan tâm hơn đến các vấn đề chính trị, bao gồm việc ủng hộ mở rộng kết nối Internet ra toàn thế giới.

Năm 2012, Mark Zuckerberg đạt đến cột mốc tiếp theo trong sự nghiệp khi Facebook thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên sàn giao dịch chứng khoán New York. Thời điểm đó, đây là màn IPO lớn nhất trong lịch sử ngành công nghệ.

Vời tiềm lực tài chính mạnh mẽ, trong vài năm tiếp theo, Facebook thực hiện nhiều thương vụ thâu tóm ấn tượng, bao gồm mua lại Instagram với giá 1 tỷ USD (2012) và WhatsApp với giá 19 tỷ USD (2014).

Facebook cũng thâu tóm công ty thực tế ảo Oculus vào tháng 3 năm 2014 với giá trị 2 tỷ USD.

Cuối năm 2014, tài sản ròng của Mark Zuckerberg tăng lên 30 tỷ USD và con số này tiếp tục tăng nhanh trong vòng ba năm tiếp theo.

Một giai đoạn mới trong sự kiện của người đồng sáng lập Facebook bắt đầu vào năm 2015 khi anh cùng vợ, Priscilla Chan, ra mắt quỹ Chan Zuckerberg Initiative. Cặp đôi khẳng định sẽ cho đi 99% giá trị cổ phiếu Facebook của mình cho hoạt động thiện nguyện cùng mục tiếp “đẩy nhanh tiềm năng con người và thúc đẩy sự công bằng.”

Năm 2017, Mark Zuckerberg thực hiện một chuyến đi tới tất cả các bang ở nước Mỹ mà nhiều trang công nghệ đánh giá là có nhiều ý nghĩa về mặt chính trị.

Thế nhưng, cũng vào thời điểm này, Facebook bắt đầu phải đối mặt với nhiều lùm xùm. Nhiều người quan ngại vai trò của Facebook trong vẫn đề tin tức giả tràn nan trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.

Năm 2018, thông tin về việc một công ty tư vấn Anh có tên Cambridge Analytica đã lạm dụng thông tin của 87 triệu người dùng Facebook được phát đi.

Mark Zuckerberg có một cuộc điều trần trước quốc hội vào tháng 4 năm 2018. Anh chia sẻ, “chúng tôi đã gặp nhiều sai lầm khi vận hành công ty. Tôi nghĩ rằng không thể, tôi tin là thế,để phát triển một công ty từ một căn phòng kí túc và đưa nó đến quy mô này mà không mắc sai lầm.”

10 ngày sau khi thông tin về vụ Cambridge Analytica được công bố, tài sản ròng của Mark Zuckerberg giảm từ 75 tỷ USD xuồng còn 62,2 tỷ USD, theo Bloomberg.

Vai trò lãnh đạo của Mark Zuckerberg tiếp tục bị hoài nghi vào tháng 11 năm 2018 khi một báo cáo của NYT cho biết Facebook đã nhận diện được những can thiệp của Nga vào cuộc bầy cử tổng thống Mỹ ngay vào năm 2016 nhưng đã đợi tới hơn một năm sau đó mới công bố thông tin.

Cổ phiếu Facebook lao dốc từ tháng 7 thế nhưng chia sẻ trên CNN, Mark Zuckerberg cho biết anh không có ý định rời ghế CEO.

Vào thời điểm cuối năm 2018, tài sản ròng của Mark Zuckeberg chạm mốc 49,4 tỷ USD, thấp nhất trong ba năm trở lại đây. Thế nhưng, con số này hiện đã phục hồi về mốc 65,6 tỷ USD, đưa Mark trở lại danh sách 5 người giàu có nhất thế giới.

Ở sinh nhật lần thứ 15 của Facebook, tương lai mạng xã hội này dường như vẫn bất định. Thế nhưng không thể phủ nhận Mark Zuckerberg đã đi được một chặng đường dài.

undefined
Chia sẻ

Bài viết

Lê Nam Khánh

Tin mới nhất