Công Nghệ

Những chiếc máy tính trong phim 'Phía trước là bầu trời' có một điểm lạ mà nhiều người chưa từng biết tới

Lê Nam Khánh
Chia sẻ

Đặc điểm chung của những màn hình máy tính để bàn thời kì đầu phổ biến tại Việt Nam là khá cồng kềnh và sử dụng một công nghệ gọi là CRT.

Thời gian vài tuần trở lại đây, bộ phim truyền hình “Phía trước là bầu trời” bỗng nhiên lại được cộng đồng mạng rầm rộ chia sẻ sau 17 năm phát sóng. Bộ phim tạo ra sự hào hứng cho người xem khi khắc hoạ cuộc sống của những cô, cậu sinh viên đầu những năm 2000, có khó khăn nhưng không thiếu niềm vui và tình cảm. Nếu cũng nằm trong số những người xem lại “Phía trước là bầu trời” thời gian trở lại đây và yêu công nghệ, chắc hẳn bạn cũng để ý đến những chiếc máy tính thú vị xuất hiện nhiều lần trong bộ phim này.

Phân cảnh Nguyệt sử dụng máy tính trong phòng làm việc của Quyết.

Cụ thể, những chiếc máy tính trong phim đều có màn hình khá dày và đều được gắn một tấm kính (đôi khi đơn giản bằng băng dính) ở phía trước. Thực tế, đây là loại màn hình khá phổ biến trong những ngày đầu máy tính để bàn được phổ biến đại trà ở Việt Nam. Chúng sử dụng một công nghệ màn hình có tên CRT.

Màn hình CRT theo đó sử dụng phần màn huỳnh quang để hiển thị các điểm ảnh. Để các điểm ảnh có thể phát sáng theo đúng màu sắc cần hiển thị, chúng cần được các tia điện tử tác động vào để tạo ra sự phát xạ ánh sáng. Tất cả các khâu tạo ra tia điện tử này được thực hiện bằng ống phóng CRT.

Màn hình CRT có kích thước lớn, nặng và thường được dùng kèm các tấm kính lọc.

Ở thời điểm phổ biến nhất, công nghệ màn hình máy tính với nguyên lý phóng chùm điện tử CRT được đánh giá cao ở khả năng hiển thị màu sắc trung thực và độ phân giải cao. Nó được giới game thủ, các nhà thiết kế, xử lý đồ hoạ khá ưa chuộng. Thế nhưng, nhược điểm của nó lại nằm ở kích thước cồng kềnh, nặng nề và khá tốn điện năng tiêu thụ. Chưa kể đến việc công nghệ màn hình này còn ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng. Đó là lý do những tấm lọc màn hình thường được dùng kèm với nó.

Tấm kính lọc màn hình đi kèm màn hình CRT được cho là có thể giúp giảm thiểu lượng tia phóng xạ phát ra từ công nghệ màn hình này được chuyển tới người dùng. Theo một số thống kê, màn hình CRT thậm chí có thể chứa tới 2,2 kg chì. Thực tế sự xuất hiện của chì trên màn hình CRT có hai lý do. Thứ nhất, chì giúp cải thiện chất lượng hình ảnh hiển thị. Thứ hai, bản chất chì cũng là một chất đóng vai trò bảo vệ người dùng khỏi những tua phóng xạ sản sinh ra từ cơ chế hoạt động của màn hình CRT. Vấn đề nằm ở chỗ một lượng nhỏ chì cũng có thể gây ra ngộ độc chì và ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Các công nghệ màn hình mới khiến các tấm kính lọc trở nên thừa thãi.

Một số tấm lọc màn hình ngoài ra còn có thêm khả năng chống loá. Tới nay, với các công nghệ màn hình mới nhưu LED hay LCD, sự xuất hiện của những tấm lọc màn hình với công dụng bảo vệ sức khoẻ người dùng như trước khi không còn cần thiết. Tuy nhiên, những loại màn hình này có một loại kính lọc dán kèm gọi là “bộ lọc riêng tư”.

Khi dùng bộ lọc này, người dùng nhìn màn hình từ các góc khác thay vì trực diện khó có thể đọc được thông tin. Vì thế, nó bảo vệ tính cá nhân cho người dùng.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Nam Khánh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất