Công Nghệ

Nhân viên bị lừa mua hàng online ở Việt Nam, Google mở cuộc điều tra tiêu diệt các shop lừa đảo

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Với cách thức niêm yết giá hàng rẻ không tưởng, các cửa hàng này đã câu dẫn được rất nhiều khách hàng ngây thơ muốn mua hàng với giá vừa rẻ lại vừa chất lượng.

Đầu năm 2018, một nhân viên làm việc tại Google đã tìm mua cặp tai nghe Bluetooth trên Google Shopping, sau một lúc tìm kiếm anh chàng đã thấy một quảng cáo bán tai nghe chất lượng nhưng với mức giá vô cùng rẻ. Thế nên, anh chàng đã quyết định đặt mua sản phẩm mà không mảy may nghi ngờ. Mãi cho đến thời điểm nhận hàng mà chẳng thấy hàng đâu, anh chàng đã gọi cho bộ phận chăm sóc khách hàng của shop online và mới bất ngờ phát hiện mình là nạn nhân của một vụ lừa đảo.

Một sản phẩm được rao trên website lừa đảo đã bị Google cấm cửa.

Được biết, khi người dùng sử dụng Google Shopping để tra cứu một món hàng, Google sẽ dẫn người mua đến địa chỉ bán hàng rẻ nhất. Trong trường hợp kể trên, Google Shopping đã đưa chàng nhân viên tới trang bán hàng của chủ shop tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên shop này lại lấy địa chỉ ma trên đất Mỹ để đánh lừa Google Shopping và những khách mua hàng.

Sau khi nhận thức mình đã bị lừa, nhân viên này đã báo cáo lên Google để nhờ hãng xử lý. Điều bất ngờ là thay vì chỉ cần cấm cửa địa chỉ bán hàng kể trên, Google đã mở hẳn một cuộc điều tra quy mô lớn để truy tìm những shop bán hàng lừa đảo. Theo ghi nhận của Google, có tới 5.000 tài khoản bán hàng có dấu hiệu lừa đảo thông qua Google Shopping.

Thủ đoạn lừa đảo của các trang bán hàng này thường là niêm yết giá thành của sản phẩm khá rẻ. Nhờ yếu tố này chúng có thể lợi dụng Google Shopping dẫn khách đến shop rồi sau đó nhận tiền của khách và chỉ gởi hàng giả hoặc không gửi hàng cho khổ chủ.

Người dùng nên tìm hiểu kỹ về địa chỉ bán hàng trước khi móc tiền túi để mua sản phẩm.

Qua câu chuyện được chia sẻ bởi giám đốc của Google Shopping - Saikat Mitra, chúng ta có thể thấy rằng Google vẫn luôn nỗ lực trong việc chống lại những hành vi lừa đảo trên nền tảng của công ty. Đồng thời, đây cũng là ví dụ điển hình cho thấy Google đang tỏ ra hụt hơi trước đối thủ Amazon trong cuộc đua đảm bảo sự an toàn khi giao dịch cho khách.

Tất nhiên Google không phải là nhà bán lẻ như Amazon hay eBay, do đó họ cũng sẽ không có các tiêu chí về cách thức bán hàng cũng như những quy định bảo vệ người dùng hay hoàn tiền cho họ khi có sự cố. Tuy nhiên, Google vẫn nên cải tiến lại Google Shopping, ví như lưu lại lịch sử giao dịch giữa khách hàng và chủ shop để người dùng có thể báo cáo vi phạm đến Google trong trường hợp cần thiết.

Nhiệm vụ của chúng tôi là tạo ra một nền tảng mua sắm an toàn. Tôi hy vọng rằng trong tương lai, người dùng chỉ cần nhìn thấy sản phẩm trên Google Shopping là đã có thể yên tâm để đặt mua sản phẩm.” Giám đốc Saikat Mitra chia sẻ.

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất