Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Người đàn ông đứng đằng sau màn 'lên đỉnh' ấn tượng của Microsoft

Satya Nadella nhận chức CEO Microsoft vào tháng 2 năm 2014 và từ đó tới nay ông lớn công nghệ này đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ.

Satya Narayana Nadella sinh ra tại Hyderabad, Ấn Độ vào năm 1967. Cha ông là một công chức còn mẹ là một giáo sư ngôn ngữ Sanskrit.

Khi còn nhỏ, Nadella đã muốn trở thành một cầu thủ cricket và chơi cho đội bóng trường học. Tuy nhiên, ông nhận ra rằng niềm đam mê khoa học - công nghệ trong ông đã lấn át tài năng thể thao.

Nadella nhận bằng cử nhân kỹ sư điện tử từ Viện Công nghệ Manipa năm 1988. “Tôi luôn biết rằng mình muốn xây dựng lên nhiều thứ,” Nadella từng chia sẻ.

Thế nhưng, vì ở đây không có chương trình khoa học - máy tính thực sự nên Nadella đã đến Mỹ để ghi danh vào trường Đại học Wincousin - Milwaukee nơi ông tốt nghiệp năm 1990.

Nadella sau đó làm việc cho Sun Microsystems, một công ty máy tính - máy chủ nổi tiếng của Silicon Valley.

Năm 1992, Nadella gia nhập Microsoft. Thời điểm đó, người sáng lập Bill Gates vẫn còn giữ chức CEO và Windows mới chỉ bắt đầu hành trình thống trị thế giới.

Nadella là một trong số ba mươi người nhập cư Ấn Độ làm việc tại công ty này. Dự án đầu tiên của ông bao gồm sản phẩm TV tương tác “chết yểu” và hệ điều hành Windows NT.

Cũng trong thời điểm này, Nadella kết hôn cùng vợ ông Anu, người vẫn đang sống tại Ấn Độ. Từ đây, mọi thứ trở nên rắc rối do luật nhập cư. Nadella thậm chí đã từ bỏ thẻ định cư của mình và nhận visa H-1B để tận dụng một “lỗ hổng” có thể đưa Anu đến Mỹ sống cùng mình.

Trong năm đầu ở Microsoft, Nadella cũng khiến nhiều đồng nghiệp và quản lý cảm thấy ấn tượng vì tuần nào cũng đi từ trụ sở Microsoft tại Redmond, Washington đến Đại học Chicago để hoàn thành chương trình MBA. Ông cuối cùng cũng tốt nghiệp năm 1997.

Năm 1999, Nadella nhận vị trí quản lý đầu tiên của mình trong vai trò phó chủ tịch Microsoft bCentral, một dự án dịch vụ web cho doanh nghiệp nhỏ, bao gồm cung cấp dịch vụ hosting và email.

Năm 2000, Microsoft chào đón vị CEO thứ hai của mình: Steve Ballmer.

Nadella leo lên vị trí phó chủ tịch Microsoft Business Solutions năm 2001. Nhóm dự án này được lập lên từ nhiều thương vị thâu tóm của Microsoft, trong đó bao gồm Great Plains (chuyên cung cấp phần mềm kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ). Bên cạnh đó, nó cũng phát triển một dịch cụ quản trị khách hàng (CRM) dựa trên nền tảng đám mây để cạnh tranh cùng Salesforce. Cuối cùng tất cả các sản phẩm của Microsoft Business Solutions được gộp lại và dùng chung cái tên “Dynamics”.

Đến năm 2007, Nadella trở thành phó chủ tịch cao cấp Microsoft Online Services, đồng nghĩa với việc ông quản lý công cụ tìm kiếm Bing, phiên bản trực tuyến của Microsoft Office và dịch vụ game Xbox Live.

Nadella nhận vị trí chủ tịch Khối Công cụ và Máy chủ vào tháng 2 năm 2011.

Khi nhận mảng công việc này, khối công cụ và máy chủ của Microsoft mang về doanh thu 16,6 tỷ USD. Đến năm 2013, con số này tăng lên 20,3 tỷ USD.

Lúc này, Microsoft bắt đầu gặp rắc rối. Ở khía cạnh PC, Windows 8 là một thảm hoạ. Trong khi đó, iPhone và Androdi cũng bỏ ra Windows Phone. Cùng lúc, Bing không thể cạnh tranh với Google và Ballmer hứng chịu toàn bộ sức nóng.

Tháng 8 năm 2013, Ballmer cho biết ông sẽ từ chức và khởi động cuộc tìm kiếm CEO mới. Hội đồng tìm kiếm bao gồm cả Baller và Bill Gates.

Tháng 2 năm 2014, sau nhiều tin đồn và dự đoán, Nadella được công bố là CEO mới với sự ủng hộ của cả hai người tiền nhiệm.

Để “dụ dỗ” Nadella vào vị trí này, hội đồng quản trị Microsoft phê duyệt gói thù lao năm đầu tới 84 triệu USD cho ông.

Khi nhận chức, Nadella đã gửi một lá thư cho toàn bộ nhân viên.

“Tôi đã 46 tuổi. Tôi đã kết hôn được 22 năm và có 3 đưa con. Và giống như bất kì ai, rất nhiều thứ trong số những gì tôi làm hay nghĩ được định hình bởi gia đình hay những trải nghiệm cuộc đời nói chung của tôi. Nhiều người biết tôi nó rằng tôi cũng bị ảnh hưởng bởi sự tò mò và ham học hỏi của bản thân. Tôi mua sách nhiều hơn những gì tôi có thể đọc. Tôi đăng ký nhiều khoá học trực tuyến hơn những gì tôi có thể hoàn thành. Tôi tin rằng nếu bạn không học hỏi những điều mới, bạn sẽ chẳng thể làm những điều có ích và tuyệt vời. Vì thế, gia đình, sự tò mò và kha khát kiến thức là những gì tạo ra con người tôi.”

Nadella cũng ví lập trình như làm thơ.

Nadella nhanh chóng chiếm được niềm tin của nhân viên Microsoft với nhiều nỗ lực lớn và nhanh chóng đưa Microsoft trở lại đường đua và giành lại khách hàng.

Điều này bao gồm cả những động thái đầy bất ngờ khi đề cao hệ điều hành đối thủ Linux trên Microsoft Azure…

… ra mắt Microsoft Office trên Apple iPad…

… dành 2,5 tỷ USD mua Mojang, studio đứng đằng sau tựa game Minecraft…

… ra mắt ứng dụng “đăng cấp” cho cả iPhone và Android như Microsoft Outlook…

… bỏ qua Windows 9 để nhảy thẳng lên Windows 10…

… giới thiệu Microsoft Surface Book, chiếc laptop đầu tiên của công ty…

… ra mắt Microsoft HoloLens, cặp kính hiển thị ảnh toàn kí đến từ tương lai.

Triết lí của Nadella là hợp tác và đảm bảo phần mềm cũng như dịch vụ của Microsoft có mặt ở khắp mọi nơi - ngay cả khi đó không phải là Windows. Đó là lý do một trong những nhân sự đầu tiên Nadella tuyển dụng là Peggy Johnson, một cựu nhân viên Qualcomm, nay là Phó Chủ tịch mảng phát triển kinh doanh để phát triển quan hệ hợp tác với các công ty bên ngoài.

Thực tế, trong năm 2015, Nadella đã sử dụng một chiếc iPhone trên sân khâu để trình diễn ứng dụng Microsoft yêu thích của ông.

Nadella cũng dẫn dắt công ty đến những thương vụ thâu tóm lớn, bao gồm mua lại LinkedIn vào năm 2016 với giá 26,2 tỷ USD…

… và gần đây là thương vụ thâu tóm trị giá 7,5 tỷ USD với website chia sẻ mã lập trình GitHub.

Nadella đã làm các nhà đầu tư hài lòng. Từ năm 2014 đến năm 2015, cổ phiếu Microsoft đã tăng gấp ba lần giá trị.

Nadella cũng rất được làm nhân viên với phong cách lãnh đạo của mình. Ông đề cao tinh thần học hỏi và cả việc mắc sai lầm.

Bước chân vào năm 2019, Nadella còn rất nhiều khó khăn phải đương đầu, ví dụ như vực dậy ngành công nghiệp PC đang cản bước tham vọng của Windows 10.

Thế nhưng đã từ rất lâu Microsoft mới lại toả sáng đến thế. Vào thứ 6 tuần qua, Microsoft đã lần đầu tiên có giá trị vượt Apple kể từ năm 2010. Nếu Microsoft kết thúc năm nay trong vị thế của công ty giá trị nhất nước Mỹ, đây là thành tích chưa từng lặp lại từ năm 2002.

undefined
Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất
iPhone 15 vẫn là lựa chọn tốt vào năm 2025?