Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Hãy ngừng mang điện thoại vào nhà vệ sinh nếu bạn không muốn bị lây nhiễm Covid-19

Khoảng thời gian dùng điện thoại trong nhà vệ sinh tuy ngắn nhưng đủ dài để chúng ta có thể bị các vi khuẩn siêu nhỏ bám vào, trong đó có Covid-19.

Kể từ khi dịch bệnh nguy hiểm do virus corona bùng phát tại Trung Quốc và nhiều nơi trên thế giới, Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế các quốc gia đã khuyến nghị người dân đeo khẩu trang khi ra đường và thường xuyên rửa tay để ngăn nguy cơ lây nhiễm.

Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục lan rộng như hiện nay, ngoài việc giữ tay luôn sạch sẽ và đeo khẩu trang suốt ngày, bạn cũng nên từ bỏ thói quen mang điện thoại theo vào nhà vệ sinh nếu không muốn bị nhiễm bệnh.

Mang điện thoại vào nhà vệ sinh có thể làm tăng nguy nhiễm bệnh. (Ảnh: Daniel Fishel/Thrillist)

Theo Giáo sư William Keevil của Đại học Southampton cho biết: “Bạn có thể rửa tay sạch sẽ, nhưng nếu bạn bắt đầu chạm tay vào màn hình điện thoại và sau đó chạm lên mặt mình, điều này có thể khiến bạn lây nhiễm bệnh dịch.”

Còn theo Tiến sĩ Perpetua Emeagi, Giảng viên Khoa học sinh học và Sinh học con người của Đại học Liverpool Hope: “Có rất nhiều nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng có trung bình đến 17.000 chủng vi khuẩn trên điện thoại, cao gấp 10 lần con số trung bình có trên bồn cầu. Chúng có thể tồn tại trên những bề mặt cứng đến 1 tuần, và điện thoại của bạn cũng không là ngoại lệ.”

Việc đưa lượng lớn vi khuẩn trên điện thoại lên mặt (khi nghe điện thoại hoặc chạm tay vào mặt sau khi dùng điện thoại) chính là một trong con đường dẫn đến bệnh dịch nếu như chúng ta không rửa sạch tay và điện thoại của mình.

Khoảng thời gian dùng điện thoại trong nhà vệ sinh tuy ngắn nhưng đủ dài để chúng ta có thể bị các vi khuẩn siêu nhỏ bám vào. (Ảnh: © REUTERS / TORU HANAI)

Ngay cả khi bạn không chạm tay vào mặt sau khi dùng điện thoại, việc bạn mang chiếc “dế yêu” của mình vào nhà vệ sinh cũng đã có thể làm tăng nguy nhiễm bệnh.

Một nghiên cứu của công ty bảo hiểm Direct Line (Anh) gần đây đã chỉ ra rằng, những người sử dụng điện thoại trong nhà vệ sinh thường tốn thêm khoảng 12 phút mỗi ngày, đồng nghĩa với 73 tiếng trong 1 năm. Khoảng thời gian này đủ dài để chúng ta có thể bị các vi khuẩn siêu nhỏ bám vào.

Chưa kể, hành động xối nước bồn cầu mà không đậy nắp có thể khiến hàng tỷ vi khuẩn, bao gồm cả COVID-19, bay lơ lửng trong không khí và bám vào chiếc điện thoại của bạn.

“Và như chúng ta đã biết, COVID-19 cũng có thể lây truyền thông qua phân, bởi vậy nếu các hạt phân siêu nhỏ chứa virus vô tình bị bạn hít phải hoặc rơi vào mắt bạn, bạn sẽ dễ dàng bị lây nhiễm”, Tiến sĩ Emeagi cho biết.

Cách tốt nhất là đừng mang điện thoại vào nhà vệ sinh, thường xuyên vệ sinh điện thoại và hạn chế chạm tay vào mặt. (Ảnh: Nick Krueck/Thrillist)

Vậy nên khuyến cáo dành cho bạn là đừng mang điện thoại vào nhà vệ sinh và hãy tạo thói quen rửa tay thường xuyên. Thứ hai là hãy thường xuyên vệ sinh điện thoại với khăn lau chuyên dụng có thấm cồn hoặc sử dụng khăn giấy mềm thấm dung dịch sát khuẩn tay.

Ngoài ra, khi đi vệ sinh xong, bạn hãy nhớ đóng nắp bồn cầu trước khi xả nước để ngăn chặn những vi khuẩn độc hại phát tán khắp nhà vệ sinh.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Duy Huỳnh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Giới trẻ nghĩ gì về Yamaha Janus hoàn toàn mới, nâng cấp có xứng đáng?
Lee Hooyeon kể trải nghiệm thú vị khi cùng Wukong hẹn hò tại New World Phu Quoc