Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Mùa buồn của các tài xế công nghệ: Khách thưa thớt, thu nhập giảm không đáy

COVID-19 làm đảo lộn tất cả mọi thứ, cuộc sống và túi tiền của các tài xế công nghệ dĩ nhiên không phải ngoại lệ.

Hàng loạt dịch vụ tạm dừng

(Ảnh: Quang Định/ TTO)

Hôm 2/4, Grab cho biết thực hiện chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị 05/CT-UBND của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, Grab sẽ tạm dừng dịch vụ GrabBike tại Thành phố Hà Nội cho tới hết ngày 15/4. Sau quyết định này, ở Hà Nội, Grab chỉ còn triển khai một số dịch vụ khác như GrabFood (giao đồ ăn), GrabDelivery (giao nhận theo yêu cầu) và GrabMart (đi chợ hộ). Trước đó, dịch vụ GrabCar (gọi xe bốn bánh) cũng đã dừng hoạt động.

Các hãng gọi xe khác như Go-Viet hay be cũng đưa ra các phương án tương tự nhằm bảo vệ sự an toàn của tài xế, khách đi xe và của cộng đồng nói chung trong bối cảnh virus corona chủng mới có những diễn biến phức tạp tại Việt Nam và Việt Nam cũng đang thực hiện biện pháp cách li toàn xã hội để kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng.

Những diễn biến của dịch bệnh COVID-19 và thay đổi trong chính sách hoạt động của các hãng gọi xe đã ảnh hưởng không nhỏ đến các tài xế công nghệ.

Khách thưa thớt, lại càng thưa thớt

(Ảnh: Nikkei)

“Ngay cả trước khi Thủ thướng Chính phủ yêu cầu cách li toàn xã hội, lượng khách đi xe cũng đã giảm đáng kể vì dịch bệnh,” anh Minh (27 tuổi), một tài xế công nghệ tại Hà Nội, chia sẻ. “Nhu cầu đi lại, ăn uống, vui chơi của mọi người giảm, trong khi đó học sinh, sinh viên cũng chưa quay trở lại trường ảnh hưởng lớn đến lượng khách đi xe,” anh nói thêm. “Đó là chưa kể đến vì chư đi học nên nhiều sinh viên cũng tăng cường chạy xe để có thêm thu nhập,” anh Minh cười và cho biết.

Cung tài xế dồi dào nhưng cầu thị trường giảm mạnh còn đặc biệt khó khăn với những tài xế mới. Mới chỉ chạy Grab được bốn tháng, anh Tuấn (28 tuổi, Hà Nội) nói, “các xế lâu năm còn không có khách, các xế mới như mình còn thê thảm hơn”. Anh chia sẻ chiều nào cũng đứng trước trụ sở chính một ngân hàng lớn ở Hà Nội, nơi nhu cầu khách đi xe vốn khá cao, song cũng không có khách.

Giờ thì khi dịch vụ xe ôm công nghệ dừng hoạt động, “túi tiền” của các tài xế còn bị ảnh hưởng nhiều hơn. Dù vậy, các tài xế công nghệ đồng tình với quyết định này. “Duy trì hoạt động thì cũng không có hoặc rất ít khách,” anh Tuấn nói. “Việc ngừng hoạt động dịch vụ trong thời gian cách li xã hội là cần thiết để hạn chế đi lại và tiếp xúc,” anh chia sẻ thêm.

Dịch vụ giao đồ ăn còn duy trì nhưng số lượng khách cũng không nhiều. Anh Minh chia sẻ mỗi ngày mình chỉ có khoảng 5 đơn hàng. Anh đang dự tính sẽ nghỉ một thời gian để dịch bệnh lắng xuống. “Vẫn biết là thu nhập bị ảnh hưởng nhưng lượng đơn hàng ít quá mà tiếp xúc xã hội trong thời gian này cũng tiềm ẩn các nguy cơ nhiễm bệnh,” anh Minh ngậm ngùi.

Grab mới đây cho biết hãng này sẽ chi ra 70 tỉ đồng để hỗ trợ các tài xế và cộng đồng. Cụ thể, Grab tặng gói bảo hiểm COVID-19. Trong trường hợp bị cách ly theo yêu cầu của cơ quan chức năng, các đối tác tài xế sẽ được Grab hỗ trợ 100.000đ/ngày (tối đa 14 ngày). Go-Viet cũng triển khai các chính sách tương tự dành cho tài xế. Về phần mình, ứng dụng giao đồ ăn Baemin trong khi đó hỗ trợ các đối tác 50% thu nhập trong 14 ngày gần nhất trong trường hợp phải cách ly tập trung và cách ly tại nhà theo yêu cầu của cơ quan chức năng.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất