Công Nghệ

Mô hình kinh tế chia sẻ cũng đang cách mạng hoá việc tuyển dụng tại Việt Nam

Vũ Tuấn Anh
Chia sẻ

Nhiều nền tảng đang xuất hiện giúp người tìm việc tìm được việc làm ưng ý chỉ bằng một vài cú click.

Sự ra đời của UberCab (sau đổi tên thành Uber) vào năm 2009 đã góp phần hình thành lên một thuật ngữ mới mang tên gọi “kinh tế sẻ chia”. Các nền kinh tế chia sẻ có thể có nhiều hình thức, trong đó có sử dụng công nghệ thông tin để cung cấp cho các cá nhân, tập đoàn, phi lợi nhuận và chính quyền với các thông tin đó cho phép tối ưu hóa các nguồn lực thông qua sự tái phân phối, chia sẻ và tái sử dụng các năng lực dư thừa hàng hóa và dịch vụ. Dù vậy, hiểu theo nghĩa đơn giản, “kinh tế sẻ chia” có thể chỉ là việc đáp ứng nhu cầu theo nguồn cung hiệu quả, đơn giản nhờ công nghệ.

Có rất nhiều lý do khiến nhà tuyển dụng không “gặp” được nhân sự cung cấp dịch vụ mình mong muốn.

“Kinh tế chia sẻ” đã len lỏi vào từng góc cạnh của cuộc sống trong vài năm trở lại đây với nhiều ứng dụng và đa dạng các mô hình. Tuyển dụng không phải một ngoại lệ bởi nhu cầu nâng cao mức thu nhập của người lao động là luôn có và tương tự nhu cầu tuyển dụng nhân sự tay nghề cao, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng là thường trực. Dù vậy, với cách tuyển dụng truyền thống, vấn đề này không phải khi nào cũng được giải quyết.

Mới đây, tại Việt Nam xuất hiện một số dịch vụ như Thế Giới Thợ để nỗ lực giải quyết vấn đề này. Điểm mạnh của những ứng dụng như vậy là khả năng giúp người tìm việc có thể tìm kiếm việc làm theo thời gian thực thay vì mật thời gian chờ đợi cùng các quy trình, thủ tục đơn giản, chỉ thông qua một vài cú click. Nhà tuyển dụng, ở chiều hướng ngược lại cũng có thể tìm được các cá nhân, tổ đội, doanh nghiệp cung cấp được dịch vụ ngay lập tức. Từ đó, cũng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho tuyển dụng.

Nhiều nền tảng đang xuất hiện giúp người tìm việc tìm được việc làm ưng ý chỉ bằng một vài cú click.

Đó là chưa kể đến việc các ứng dụng nhưu Thế Giới Thợ có thể được xem như một khu chợ tuyển dụng với rất nhiều ngành nghề, dịch vụ khác nhau để cả bên cung và bên cầu có đa dạng sự lựa chọn, chỉ cần một chiếc smartphone có kết nối dữ liệu du động.

Thực tế, trước đây, các công cụ tuyển dụng trực tuyến tại Việt Nam cũng đã khá phổ biến. Tuy nhiên chúng không góp phần giải quyết được những bài toán được đặt ra như thời gian xử lý hồ sơ dài, dễ khiến người tìm việc nản lòng. Trong khi đó, mảnh đất tìm việc trực tuyến cũng không còn quá màu mỡ khi “đất chật người đông,” đó là còn chưa kể đến những tin tuyển dụng ảo.

Chia sẻ

Bài viết

Vũ Tuấn Anh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất