Đã 22 năm kể từ khi Tom Cruise xuất hiện trong phần phim Nhiệm vụ bất khả thi (Mission Impossible” đầu tiên. Mùa hè năm nay, điệp viên Ethan Hunt đã trở lại trong phần phim thứ 6 Mission: Impossible - Fallout. Series phim mang về doanh thu 2,8 tỷ USD này có rất nhiều công nghệ thú vị, không ít trong số đó đã trở thành hiện thực.
Găng tay “tắc kè”
Phần phim: Mission: Impossible-Ghost Protocol
Hunt đu bám bên ngoài toà nhà cao nhất thế giới sử dụng một đôi găng tay hỗ trợ bằng điện từ.
Năm 2014, các nhà khoa học thuộc Đại học Stanford đã tạo ra những mái chèo khai thác sức tính khoa học đằng sau những đôi chân kết dính của tắc kè. Không dừng lại ở đây, phòng thí nghiệm của NASA cũng đang phát triển những phụ kiện “kìm tắc kè” có thể vợt rác ngoài không gian.
Kính áp tròng thông minh
Phần phim: Impossible-Ghost Protocol
Điệp viên Hanaway sử dụng kính áp tròng thông minh với khả năng nhận diện khuôn mặt.
Phân tích: Kính áp tròng thông minh sử dụng công nghệ thực tế mô phỏng cho phép chèn các thông tin vào tầm nhìn của người đeo có thể sẽ ra mắt thị trường trong vòng từ ba đến năm năm tới, chủ tịch công ty RaayonNova chia sẻ với WIRED. Google, Samsung và Sony đều đang có nhiều hồ sơ sáng chế liên quan đến kính thông minh áp tròng.
Miếng dán thay đổi giọng nói
Phần phim: Mission: Impossible III
Một miếng dán được gắn các bảng mạch đặc biệt giúp thay đổi giọng nói.
Ở thời điểm hiện tại, việc bắt chước giọng nói của ai đó sử dụng phần mềm chuyển văn bản thành giọng nói đã khả dụng ở thời điểm hiện tại. Thế nhưng các thiết bị có thể “biến” giọng nói của bạn thành giọng nói của người khác thì đến nay “vẫn còn là một thiết bị xa vời,” Alan W Black, một giáo sư công nghệ ngôn ngữ thuộc Đại học Carnegie Mellon chia sẻ. Một lựa chọn khả thi hơn vào lúc này là một sản phẩm không dây có thể chuyển các tín hiệu sóng não thành giọng nói sử dụng một thiết bị tạo, tổng hợp giọng nói của Edward Chang, một nhà giải phẫu thần kinh tại UC San Francisco chia sẻ.
Công nghệ nhận diện dáng đi
Phần phim: Mission: Impossible-Rogue Nation
Điệp viên Dunn phải vượt qua một hệ thống an ninh có khả năng phân tích dáng đi. Hệ thống này định danh con người bằng cách họ bước đi.
Phân tích: Mark Nixon, một giáo sư tầm nhìn máy tính tại Đại học Southampton, đã phát triển một hệ thống nhận diện dáng đi ba chiều vào năm 2008 cs khả năng phân tích video để xác định ra danh tính cá nhân chỉ bằng kiểu cách đi lại của họ. Ở thời điểm hiện tại, hệ thống của ông đã có thể định danh con người từ khoảng cách xa 100 feet.
Áo công nghệ Mag-Lev
Phần phim: Rogue Nation
Điệp viên Brandt đã sử dụng một bộ áo từ trường hoạt động nhờ một nam châm gắn trên một thiết bị xe điều khiển từ xa chạy bên dưới đã giúp nhấc bổng anh lên không trung.
Phân tích: Năm 2009, các nhà khoa học NASA đã nâng được chuột lơ lửng sử dụng công nghệ cuộn nam châm. Điều tương tự có thể áp dụng cho con người không? Có thể. “Thiết bị đó sẽ phải sản sinh ra các từ trường rất lớn, tương tự máy chụp cộng hưởng từ,” nhà vật lý học Kevin Grazier chia sẻ.
Cấy ghép thiết bị theo dõi
Phần phim: Impossible-Fallout
Cấy các thiết bị theo dõi xuống dưới da con người xuất hiện.
Phân tích: Nhiều nhân sự đang làm việc tại Three Square Market, một công ty công nghệ Winconsin, tự nguyện cấu một microchip trong tay của mình năm ngoái cho phép họ có thể mở khoá máy tính của mình chỉ bằng cách vẫy tay. Thế nhưng, việc ghép các thiết bị theo dõi vào cơ thể con người chưa khả thi ở thời điểm hiện tại. Các nhà khoa học cho biết nếu có thể thì nó cũng chỉ có thể hoạt động trong tầm gần.