Công Nghệ

Liên minh Yahoo Nhật Bản - Line và trận đánh lớn ở Đông Nam Á

Lê Nam Khánh
Chia sẻ

Tại Đông Nam Á, Line đang thành công nhất ở Thái Lan song liệu kinh nghiệm có được có là đủ để chinh phục khu vực này?

Yahoo Nhật Bản và ứng dụng nhắn tin Line đã đồng ý sáp nhập trong bối cảnh công ty Nhật Bản không thể độc lập cạnh tranh trong lĩnh vực Internet toàn cầu, đó là chưa kể đến nguy cơ đánh mất cả thị phần trên sân nhà.

Yahoo Nhật Bản và Line đồng ý sáp nhập để tăng khả năng cạnh tranh. (Ảnh: Nikkei)

Thương vụ nói trên được công bố trong thời điểm quan trọng khi nhiều ông lớn công nghệ thế giới như Google đang đẩy mạnh mở rộng hoạt động và chiếm được nhiều dữ liệu quan trọng của người dùng. Nikkei bình luận Yahoo Nhật Bản và Line sáp nhập có thể phần nào đó góp phần bảo vệ thị trường Nhật Bản khỏi những sự tác động từ bên ngoái.

Việc sáp nhập có thể lần đầu được nói tới trong bữa tối với sự tham gia của nhiều nhân sự trong đó có ông Kentaro Kawabe, CEO Z Holdings (đơn vị vận hành Yahoo Nhật Bản và được SoftBank chống lưng) và nhiều đại diện của Naver (công ty vận hành Line). Thương vụ này được đặt tên mã là “Gaia” - một từ có gốc từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa sự nhân cách hoá của Mẹ Trái đất.

Đầu tháng 9, Lee Hae-jin, người sáng lập Naver, đã ghé thăm trụ sở của SoftBank ở Tokyo và có cuộc đối thoại với người đứng đầu Masayoshi Son. Cả hai đồng ý rằng Z Holdings, tên chính thức của Yahoo Nhật Bản, và Line nên hợp nhất.

(Số liệu: Statista of Germany, Nielsen, công ty công bố)

Lee không phải là một người thường xuất hiện trên truyền thông nhưng ông được nhiều người biết đến trong ngành công nghiệp Internet. Mặc dù Google đang là ông lớn tìm kiếm trên toàn cầu, Hàn Quốc là một trong số ít các quốc gia Google chiếm được thị phần đáng kể. Naver hiện đang có 80% thị phần tìm kiếm ở quốc gia này. Truyền thông Hàn Quốc trong khi đó mô tả thương vụ Yahoo - Line như “liên minh Son-Lee.”

Mặc dù Lee vẫn đang bảo vệ được thị phần của Naver trên sân nhà, ông đang bị dồn vào chân tường khi phải cạnh tranh với những công ty công nghệ lớn của Mỹ hay Trung Quốc. Trong vài năm trở lại đây, ông liên tục nhấn mạnh rằng Google và Tencent có lượng nhân sự hùng hậu nhất tới đội cũ của mình. Line cũng đang gặp nhiều khó khăn, trong đó có việc thiếu vốn đẩy mạnh quảng bá bán hàng và cạnh tranh trong lĩnh vực thanh toán di động.

Trong khi Yahoo Nhật Bản và Line đang có lần lượt 67 triệu người dùng 160 triệu người dùng dịch vụ hàng tháng, các công ty công nghệ lớn đang có tới hơn 2 tỉ người dùng. Trong khi mỗi năm Line và Yahoo Nhật Bản chỉ dành ra khoảng 20 tỉ yên cho hoạt động nghiên cứu và phát triển, con số của những ông lớn như Google, Amazon, Facebook hay Apple có thể là hàng nghìn tỉ yên.

Line là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất ở Thái Lan. (Ảnh: Nikkei)

Một nhân sự trong nhóm các công ty lớn của Mỹ nói trên cũng được cho là đã bình luận rằng thương vụ Yahoo - Line là “quá nhỏ về quy mô để lo ngại”.

Thực tế, các công ty công nghệ Nhật Bản đã từng nhiều lần đưa dịch vụ của mình ra các thị trường quốc tế với nhiều mức độ thành công khác nhau.

Rakuten, một công ty lớn của Nhật Bản, vào năm 2016 đã quyết định dừng hoạt động thương mại điện tử tại ba quốc gia Đông Nam Á chỉ sau 5 năm. “Bạn không có cơ hội thắng trừ khi đối nhiều tiền như các công ty Trung Quốc,” một nhân sự Rakuten chia sẻ khi đó.

Trong thương thảo hợp nhất, Z Holdings và Line chấp thuận việc hợp nhất các nền tảng Internet ở Nhật Bản trước khi mở rộng ra Châu Á và xa hơn. Hai cái tên này sẽ tạo ra một dịch vụ có hơn 100 triệu khách hàng ở Nhật Bản. Tuy nhiên, điều này sẽ là không đủ để tăng quy mô vận hành trừ khi nó đạt được tác động ở các thị trường nước ngoài và có thêm vốn để đầu tư cho nghiên cứu - phát triển.

Dù vậy, một dấu hiệu tích cực đang xuất hiện ở Thái Lan. Theo nghiên cứu của We Are Social, ứng dụng nhắn tin Line được 84% dân số quốc gia này dùng vào năm 2019, so với 72% của Facebook Messenger và 25% của WhatsApp và Tencent.

Lấy nền tảng là ứng dụng nhắn tin, Line cung cấp thêm các dịch vụ như thanh toán, gọi xe và mua sắm. Một số dịch vụ thậm chí còn chưa có ở Nhật Bản ví dụ như Line TV hay công viên giải trí trong nhà.

Line thậm chí có một dự án công viên giải trí trong nhà ở Thái Lan. (Ảnh: Nikkei)

“Tôi xem Line cả ngày trừ khi đi ngủ vì bạn bè tôi cũng dùng nó,” một người dùng 36 tuổi tại Bangkok, chia sẻ.

Song Line lại không nhận được thành công tương tự ở các quốc gia khác. Nó từng có 30 triệu người dùng ở Indonesia, trước khi giảm xuống 16 triệu người dùng hiện tại. Khác biệt đến từ thời điểm thâm nhập thị trường và nỗ lực địa phương hoá dịch vụ.

Line thành lập công ty con ở Thái Lan vào năm 2014. Nắm giữ 50% cổ phần, Line tiến cử nhân sự người Thái Lan điều hành công ty này và tung ra nhiều dịch vụ có phần am hiểu văn hoá địa phương.

Ở Indonesia, Line lập công ty con nắm giữ toàn phần vào năm 2016. Chưa nói đến chuyện vào thị trường khá muộn, Line không thực hiện đa dạng hoá dịch vụ ở đây và dần tụt lại so với WhatsApp.

“Tiêu thụ” nội dung Internet đang tăng mạnh ở Đông Nam Á. Thực tế này khiến khu vực cũng nhận được nhiều sự quan tâm của các ông lớn Mỹ hay Trung Quốc. Thành công ở Đông Nam Á vì thế cũng là một thách thức lớn cho Line và Yahoo Nhật Bản.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Nam Khánh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất