Công Nghệ

Không phải ai cũng biết 7 mẹo cơ bản giúp chụp ảnh, quay phim trên iPhone tốt hơn nhiều

NPQM
Chia sẻ

Dù không có gì quá khó khăn và phức tạp để thực hiện nhưng chúng sẽ khiến chất lượng những hình ảnh làm ra từ chiếc iPhone quen thuộc phải khiến bạn bất ngờ vì sự tiến bộ.

iPhone lần đầu tiên ra đời vào năm 2007, tiếp nối thành công rực rõ của dòng iPod. Khi ấy, Steve Jobs đã miêu tả iPhone như một sự hợp thể của “iPod, điện thoại di động và thiết bị kết nối Internet”. Khi đó, iPhone quả thực là một ngôi sao mới của làng di động. Tuy nhiên, tính năng quay video lại bị thiếu hụt khi ra mắt phiên bản đầu tiên.

Dần dần, sau nhiều năm nối tiếp những thành tích chói lọi, iPhone luôn chứng tỏ được bản thân là một con át chủ bài trong lịch sử của Apple, dần trở thành thiết bị không chỉ mạnh mẽ bậc nhất trên thị trường di động mà còn rất được ưa chuộng vì khả năng quay video và chụp ảnh kinh ngạc của mình, khắc hẳn so với những gì được biết trong năm đầu tiên ra mắt. 10 năm là một quãng đường dài và đáng kể, nhưng không phải ai cũng nắm rõ được hết sức mạnh của iPhone sau chừng ấy thời gian phát triển.

Nếu bạn muốn trở thành một tín đồ iPhone đúng nghĩa và khiến bạn bè phải nể phục vì khả năng làm chủ camera mạnh mẽ trên iPhone với những thước video nổi bật, hãy thử nghĩa qua các bước sau:

1. Bộ nhớ làm nền tảng

Trên đời này, người dùng iPhone có lẽ chia ra làm 2 loại: còn và không còn bộ nhờ trống trên máy.

Điều này là hoàn toàn dễ hiểu khi bạn cài đặt mức cấu hình cao cho hình ảnh xuất ra từ camera. Video 4K sẽ nhanh chóng “ngốn” rất nhiều dung lượng trong máy của bạn. Do đó, trước khi nhấn nút quay/chụp, hãy đảm bảo mình còn dư thừa đủ dung lượng máy để không phải lăn tăn về số lượng ảnh hoặc thời lượng quay video.

Để kiểm tra dung lượng còn lại, hãy vào Settings/General/Storage & iCloud Usage.

Giao diện quản lý dung lượng iPhone.

Ở đây, mọi con số thống kê dung lượng đều được hiện ra. Nếu cảm thấy không còn nhiều chỗ trống cho sở thích của mình, hãy vào phần Manage Storage và tự suy xét xem có nên… gỡ bỏ một số thành phần không cần thiết hay không.

2. Chặn thông báo nhanh

Hãy đặt điện thoại của bạn ở chế độ máy bay (Airplane Mode) ít nhất là trong quá trình nhấn nút quay. Điều này sẽ giúp mọi thao tác không bị gián đoạn bởi những tin nhắn, cuộc gọi hay các thông báo nhanh từ những ứng dụng khác. Nếu quên phòng trừ như vậy, nhiều khả năng khi đang quay, bạn sẽ rơi vào trường hợp có lời nhắn hiện lên màn hình và tất nhiên là không thể làm chủ được những gì đang ghi hình hiện tại. Thậm chí, công đoạn quay phim sẽ bị dừng lại hoàn toàn nếu đó là một cuộc gọi đến.

Kết quả hình ảnh cho do not disturb iphone

“Do Not Disturb” có thể đươc kích hoạt ngay từ bảng Control Center.

Một lựa chọn nữa là kích hoạt chế độ Do Not Disturb để hạn chế tối đa những tác vụ thông báo đột xuất như vậy.

3. Chuyên nghiệp ngay từ cái nhìn đầu tiên

Khi chụp ảnh, việc lựa chọn hướng khung hình ngang hay dọc đều phụ thuộc vào chủ thể và không hề có quy chuẩn nào gò bó người cầm máy. Tuy nhiên, khi quay video thì lại khác một chút. Bên cạnh phong cách và góc nhìn cá nhân, chúng ta cũng nên quan tâm đến hình thức và nền tảng chia sẻ video.

Snapchat với khung hình mặc định ưu tiên video quay theo chiều dọc cho Stories.

Thông thường, quay video theo khung hình ngang sẽ được khuyến cáo hơn cả, vì nó tương thích vừa khít với tỷ lệ màn hình của TV, máy tính cũng như các trang mạng chia sẻ video nổi tiếng như YouTube, Vimeo, không gây ra những phần rìa đen để khép tỷ lệ. Tuy nhiên, nếu như bạn đang chuẩn bị chia sẻ một đoạn snap lên Snapchat, việc quay dọc theo khung máy đứng lại là lựa chọn tốt hơn.

4. Rung tay - Kẻ thù không đội trời chung

Chắc hẳn ai cũng biết cảm giác khó chịu khi xem một video rung và không có một khung hình ổn định nào. Đó cũng là lý do tại sao smartphone ngày nay nói chung và iPhone nói riêng luôn chú trọng công nghệ chống rung, ổn định hình ảnh, với tác dụng xử lý và khắc phục tác động rung tay trong quá trình quay. Có 2 loại công nghệ: khử rung quang học và khủ rung kỹ thuật số, mỗi loại có một đặc tính phù hợp với từng thời kỳ phát triển cũng như cấu hình smartphone.

iphone-stabilizer-versus-no-stabilizer.gif

Thế nhưng dù có được hỗ trợ như vậy nhưng điều đó không có nghĩa bạn lạm dụng và coi nhẹ chuyện đó. Nhìn chung, hãy cố giữ máy ổn định và yên vị nhất có thể, đặc biệt là khi quay cận cảnh như chân dung, sản phẩm… hay những hiệu ứng phức tạp như slo-mo, time-lapse…

Còn có một vài kỹ thuật khác cũng giúp giữ yên camera đó là nín thở trong vài giây, hoặc giữ khuỷu tay cầm máy ở vị trí cố định dựa vào sườn cơ thể, hay dễ dàng nhất là tân dụng không gian xung quanh nhờ vào các bờ tường, giá đỡ…

5. Ánh sáng làm cốt lõi

Việc ghi lại những hình ảnh và thước phim đẹp dưới ánh sáng lý tưởng vốn đã là chuyện khá dễ hiểu và hiển nhiên, thế nhưng khi bước vào môi trường thiếu sáng như trong nhà hoặc có vật cản nguồn sáng thì đó lại là cả một vấn đề cần lưu ý.

Trước tiên, hãy xác định và lưu tâm đến nơi phát ra nguồn sáng của bạn. Nếu nguồn sáng hương từ phía sau chủ thể, việc chênh lệch sáng nhiều sẽ khiến video bị tối đục đi. Giải pháp ở đây là hãy chọn góc sáng vừa phải, dịu nhẹ đủ để làm nổi bật đối tượng của bạn. Và hãy tránh việc để lộ bóng của… chính chiếc điện thoại đổ lên chủ thể.

Nếu như phần mềm của máy chưa tự căn chỉnh độ đo sáng phù hợp, hãy chạm lên một điểm lấy nét cố định và để máy căn sáng lại, sau đó trượt lên/xuống thanh kéo để tùy chỉnh theo ý mình nếu muốn. Ngoài ra, bạn có thể nhấn giữ một lúc thay vì chạm để khóa nét và khóa sáng, từ đó hành động di chuyển máy theo chủ thể sẽ được đồng nhất hơn.

6.Bố cục linh hoạt, nổi bật

Việc giữ cho chủ thể ở trung tâm bức ảnh là việc nhiều người dễ dàng nghĩ đến và cũng dễ thực hiện, nhưng một ngày nào đó hãy thử áp dụng “bố cục 1/3”, bạn sẽ cảm thấy chủ thể được đặt ở vị trí mới lạ mà vẫn có phần thu hút ánh nhìn hơn. Cụ thể, màn hình sẽ được chia ra 3 phần ở cả chiều ngang và dọc, hãy cố gắng đặt chủ thể dọc theo các đường kẻ trên màn hình hoặc tại các điểm giao chữ thập làm trọng tâm.

Bật/tắt chức năng này để chọn hiển thị đường kẻ bố cục 1/3.

Để có thể xác định được vị trí 1/3 rõ hơn và hiểu về quy luật này, bạn có thể vào Settings/Photos & Camera/Grid. Dù vậy, một nhược điểm ở đây là bạn đành phải thực hành với nó cho quen dần ở chức năng chụp ảnh mà thôi, còn ở giao diện video sẽ không có đường kẻ 1/3 đó nữa.

Đây mới chỉ là một vài quy tắc ban đầu để giúp bạn làm chủ kỹ năng chụp cũng như ghi hình trên iPhone sao cho đẹp và “ảo”, nổi bật hơn thông thường. Do đó, nếu muốn trở nên khác biệt thì hãy tiếp tục theo dõi và tìm hiểu thêm những mẹo sâu hơn để cho ra đời những tác phẩm tuyệt vời hơn nữa nhé!

Chia sẻ

Bài viết

NPQM

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất