Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Không có bản quyền ASIAD 2018, người hâm mộ sẽ xem U23 Việt Nam thi đấu bằng cách nào?

Không ít người hâm mộ đang tỏ ra lo lắng trước nguy cơ không thể xem ASIAD 2018 một cách trọn vẹn.

Cuối tháng 7, hơn nửa tháng trước thời điểm ASIAD 2018 chính thức khởi tranh tại Indonesia, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) bất ngờ tuyên bố không đàm phán thành công để có được bản quyền phát sóng sự kiện thể thao lớn nhất Châu Á. Lý do nhà đài đưa ra là mức phí bản quyền phát sóng quá cao mà phía đối tác đưa ra. Thực tế này khiến người hâm mộ thể thao nói chung và những người đang chờ đón màn trình diễn của tuyển U23 Việt Nam ở nội dung bóng đá nam cảm thấy vô cùng tiếc nuối.

Cơn sốt U23 Việt Nam tại giải U23 Châu Á là một nguyên nhân khiến giá bản quyền phát sóng ASIAS 2018 được phía đối tác đưa ra bị đội lên rất cao.

Ngay khi thông tin nói trên được phát đi, nhiều người hâm mộ thể thao đã “rỉ tai” nhau các cách để vẫn có thể xem được ASIAD 2018 trong khi nhà đài không có bản quyền phát sóng. Thực tế, việc “xem chùa” các nội dung thể thao thông qua các đường “link lậu” vốn không phải là điều quá xa lạ với người hâm mộ Việt Nam mỗi khi có một trận đấu hấp dẫn “bị” một nhà đài độc quyền phát sóng.

Còn nhớ ở thời điểm chưa có bản quyền phát sóng World Cup 2018, nhiều người hâm mộ cũng nghĩ ra cách tải về cách ứng dụng truyền hình, cung cấp nội dung của nước ngoài đã có bản quyền phát sóng và đăng kí một gói nội dung trả phí trong thời gian diễn ra World Cup để tận hưởng giải đấu một cách trọn vẹn nhất. Tuy nhiên, điều này thực tế cũng không khả thi bởi vấn đề bản quyền không nằm ở nhà cung cấp mà nằm ở khu vực địa lý của người dùng. Nếu trên lãnh thổ Việt Nam chưa có được bản quyền phát sóng thì việc xem các nội dung nói trên cũng là không thể.

VTV cho biết gói độc quyền phát sóng ASIAD 2018 có phí bản quyền lên tới nhiều triệu USD trong khi đối tác lại không đồng ý bán gói không độc quyền.

Lúc này, người dùng có thể áp dụng một số thủ thuật để “fake” IP thiết bị bằng VPN chẳng hạn. Tuy nhiên cũng không nhiều người mặn mà với cách này bởi tốc độ truy cập vốn đã chậm (dịch vụ của nước ngoài nên không có máy chủ tại Việt Nam) nay còn chậm hơn.

Mặc dù không cổ suý việc “xem chùa” các nội dung chưa có bản quyền, tuy nhiên, đặt trong bối cảnh giá bản quyền các sự kiện thể thao ngày càng tăng cao khiến ngay cả các nhà đài cũng phải ái ngại, nhiều người hâm mộ “đành” phải chấp nhận “sai luật”. “Chẳng ai muốn xem đội bóng mình yêu thích bằng các đường “link lậu” bởi chất lượng kém, âm thanh bị bóp méo để tránh phát hiện vi phạm bản quyền, tốc độ chậm, không có bình luận tiếng Việt và đặc biệt là có thể bị chặn bất kì thời điểm nào, người hâm mộ chỉ chọn cách này như một phương án cuối cùng,” Minh Phương (24 tuổi, Hà Nội) ngậm ngùi chia sẻ khi biết có thể không được xem tuyển U23 Việt Nam thi đấu tại ASIAD 2018.

Ngày 18 tháng 8 tới, ASIAD 2018 sẽ chính thức khởi tranh trong khi đó môn bóng đá nam sẽ bắt đầu trước vào ngày 14 tháng 8.

Nếu coi bản quyền truyền hình là một mặt hàng được bán ngoài chợ cùng nguồn cung khan hiếm trong khi đó nhu cầu được thể hiện qua tình yêu bóng đá ngày càng tăng cao, tuân theo quy luật cung - cầu mà không nhất thiết phải là người học kinh tế, bạn cũng biết khi nguồn cung có hạn, nhu cầu tăng lên thì giá hàng hoá sẽ tăng lên. Điều này thể hiện đúng với giá bản quyền phát sóng ASIAD 2018. Sức hút mà đội tuyển U23 Việt Nam tạo ra được tại giải U23 Châu Á đã tạo cơ sở để đơn vị nắm giữ bản quyền “ép giá” bản quyền phát sóng tới mức nằm ngoài khả năng tài chính của VTV, đơn vị duy nhất tham gia đàm phán.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vũ Tuấn Anh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Vỡ oà với Tuấn Hải
iPhone 17: Công nghệ màn hình cao cấp sẽ trở thành tiêu chuẩn?