Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Không bán iPhone, iPad, MacBook, Apple vẫn kiếm được hàng chục tỷ USD bằng những cách này

Mảng dịch vụ mang về cho Apple 10,9 tỷ USD trong quý kinh doanh gần nhất. Khi doanh số iPhone ì ạch, đây là những cách Apple vẫn có thể kiếm về bộn tiền.

Apple Music

Apple Music có lẽ là cái tên mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Apple trong số những dịch vụ mới của hãng này bởi nó là một trong những dịch vụ mang hơi thở thời đại nhất (ra mắt năm 2015, sau khi Apple mua lại và đổi tên Beats Music) và thú vị nhất.

Tính đến thời điểm tháng 12 năm 2018, Apple Music có khoảng 56 triệu người dùng. Để so sánh, Spotity hiện có tới 96 triệu người dùng trả phí tính đến tháng 2 năm nay. Dù vậy, hiện chưa rõ Apple Music có bao nhiêu thành viên trả phí hoạt động. Apple vẫn đang cung cấp các gói dùng thử miễn phí cho khách hàng và bên cạnh đó nó cũng được tích hợp với một số gói cước của nhà mạng Verizon tại Mỹ.

Giả sử tất cả các khách hàng đều trả 10 USD mỗi tháng, Apple Music có thể mang về cho Apple 6,7 tỷ USD mỗi năm. Dĩ nhiên, đây chỉ là con số lý tưởng nhất.

Phí: 10 USD/ tháng (5 USD/ tháng cho gói sinh viên, 15 USD/ tháng cho gói gia đình)

Apple kiếm tiền như thế nào: Đăng ký trả phí, hợp tác nhà mạng

App Store/ Mac App Store

Nếu nói đến những đóng góp lớn vào doanh thu của Apple thì không thể khong nhắc đến App Store với số lượng tải về tính đến tháng 5 năm 2018 (10 năm hoạt động) lên tới 170 tỷ lượt nội dung. Dù vậy, hầu hết trong số này không phải là những nội dung trả phí trực tiếp. Theo The Verge, một phần lớn doanh thu App Store mang về được là thông qua các gói vật phẩm trong ứng dụng như Fornite hay Candy Crush và các ứng dụng đăng kí trả phí như Netflix, Tinder và YouTube. Về cơ bản đây là những ứng dụng miễn phí nhưng người dùng có thể trả phí để mua thêm tính năng.

Với những ứng dụng “miễn phí” này, tính đến tháng 6 năm 2018, Apple đã trải 100 tỷ USD cho các nhà phát triển ứng dụng từ App Store. Nếu bạn đang tính toán theo công thức 70/30 của Apple, tổng doanh thu có thể lên tới 142 tỷ USD và 42 tỷ USD “chui vào túi” Apple.

Thời gian gần đây, Apple cũng bắt đầu phải hứng chịu nhiều vấn đề về pháp lý liên quan đến App Store. Mới đây nhất, Spotify đề trình đơn kiện luật cạnh tranh liên quan đến việc Apple cắt 30% doanh thu của nhà phát triển ứng dụng lên Liên minh Châu Âu. Hãng này cho biết việc cắt doanh thu của Apple tạo ra một lợi thế cạnh tranh thiếu công bằng khi Apple quảng bá dịch vụ của chính mình là Apple Music.

Phí: Tuỳ thuộc vào nội dung.

Apple kiếm tiền như thế nào: doanh số bán ứng dụng, đăng ký ứng dụng trả phí và các gói vật phẩm trong ứng dụng.

iCloud

Theo lý thuyết, tất cả người dùng có iPhone, iPad và Mac đều là người dùng iCloud bởi Apple cung cấp 5 GB miễn phí cho toàn bộ người dùng. Thế nhưng, nói đến doanh thu, thứ quan trọng là các gói trả phí. Mặc dù không thực sự nổi tiếng như Google Drive hay Dropbox trong lĩnh vực lưu trữ đám mây, thế nhưng thực tế iCloud lại có lợi thế lớn khi là cách duy nhất để người dùng có thể sao lưu các nội dung trên iPad và iPhone lên internet. Gói cước rẻ nhất của iCloud hiện tại là 0,99 USD cho 50 GB dung lượng.

Một bài phỏng vấn vào năm 2016 với Phó Chủ tịch Apple Eddy Cue tiết lộ ở thời điểm đó Apple đang có 782 triệu người dùng iCloud. Apple chưa từng công bố bao nhiêu trong số này là người dùng trả phó.

Phí: 0,99 USD/ tháng (50 GB), 2,99 USD/ tháng (200 GB), 9,99 USD/ tháng (2TB).

Apple kiếm tiền như thế nào: Đăng kí trả phí.

iTunes/ Apple Books

iTunes không còn là một mỏ vàng như nó đã từng với sự phát triển của các dịch vụ streaming nhạc và video. Thế nhưng nó vẫn mang lại doanh thu cho Apple với lượng nội dung khổng lồ. Apple Books cũng là một cái tên cần nói đến với các nội dung liên quan đến sách. Bên cạnh đó, có thể bạn chưa biết, Apple còn có một dịch vụ trả phí có tên iTunes Match với phí 25 USD/ năm giúp đồng bộ nhạc iTunes của người dùng trên toàn bộ các thiết bị.

Phí: Tuỳ thuộc vào nội dung.

Apple kiếm tiền như thế nào: Mua nội dung, đăng kí trả phí.

Apple Pay

Apple Pay bao gồm khá nhiều mảng ví dụ như mua sắm trên website, trong ứng dụng, thanh toán không chạm ở các cửa hàng bán lẻ và gửi tiền sử dụng Apple Pay Cash. Apple cho biết hãng này không thu phí “người dùng, người bán và nhà phát triển” để dùng Apple Pay nhưng báo cáo cho biết hãng này vẫn nhận được một khoản phí nhỏ cho mỗi giao dịch.

Khoản phí này nhiều khả năng đến từ các ngân hàng khi họ phát hành thẻ có Apple Pay. Báo cáo từ năm 2014 nói rằng khi Apple Pay ra mắt mức phí cho các ngân hàng ở Mỹ là 0,15% cho một giao dịch.

Quý trước, Apple tiết lộ hãng đã thực hiện 1,8 tỷ giao dịch Apple Pay. Lượng giao dịch lớn này có thể mang về cho Apple số tiền không nhỏ. Bên cạnh đó, Apple cũng có thể kiếm tiền từ Apple Pay Cash. Dịch vụ này cho phép dùng thử miễn phí nếu dùng thể debit, tuy nhiên thu phí tới 3% nếu dùng thẻ tín dụng để chuyển tiền.

Phí: Phí từ việc chuyển tiền qua Apple Pay Cash sử dụng thẻ tín dụng.

Apple kiếm tiền như thế nào: Phí giao dịch từ người dùng, ngân hàng.

Apple Care

AppleCare+ là dịch vụ bảo hành mở rộng của Apple. Nó cho phép người dùng nhận được bảo hiểm dài và toàn diện hơn. Apple chưa từng công bố có bao nhiêu người dùng mua gói bảo hiểm này.

Phí: Tuỳ thuộc vào sản phẩm, từ 129 USD - 199 USD cho iPhone, 249 USD đến 369 USD cho MacBook và từ 99 USD - 249 USD cho iMac và Mac.

Apple kiếm tiền như thế nào: Phí bảo hành

Cấp quyền

Đây không thực sự là một mảng liên quan trực tiếp đến người dùng nhưng vẫn giúp Apple thu được phí. Apple cấp quyền cho các công ty được tích hợp dịch vụ của họ vào iOS, ví dụ như cách Google trở thành công cụ tìm kiếm mặc định chẳng hạn. Các con số liên quan đến cấp quyền thường khá mù mờ.

Con số chính xác cuối cùng được công bố là từ năm 2014 khi hồ sơ pháp lý cho thầy Google phải trả Apple 1 tỷ USD để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên iOS. Ước tính gần đây cho thấy con số này có thể đã tăng lên 9 tỷ USD.

Phí: Không có đối với người dùng.

Apple kiếm tiền như thế nào: Thanh toán cấp quyền.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tiếc cho Taylor Swift