18. Facebook Drone (Aquila)
Năm ra đời: 2014.
Nhiệm vụ: Máy bay không người lái vận hành bằng năng lượng mặt trời được phát triển để phát Internet từ trên cao cho những khu vực chưa có kết nối.
Lý do “khai tử”: Facebook cho biết sẽ tiếp tục sứ mệnh giúp người hơn tiếp cận được với Internet dù vậy ông lớn mạng xã hội này sẽ dừng việc tự mình sản xuất máy bay không người lái. Thay vào đó, Facebook sẽ dùng máy bay của các công ty khác.
17. Path
Năm ra đời: 2010.
Nhiệm vụ: Mạng xã hội cho bạn bè thân thiết.
Lý do “khai tử”: Ban đầu, Path được đánh giá là một đối thủ của Facebook với hơn 50 triệu người dùng. Dù vậy, ngày càng có ít người truy cập Path hơn sau những quan ngại về vấn đề bảo mật và mạng xã hội này sau đó được bán cho một công ty ở Hàn Quốc với hy vọng có thể tiếp tục Path tại khu vực Đông Nam Á. Thế nhưng kế hoạch này cũng thất bại và Path chính thức đóng cửa vào tháng 10.
16. iPhone SE
Năm ra đời: 2016.
Nhiệm vụ: Môt chiếc smartphone của Apple có giá 350 USD.
Lý do “khai tử”: iPhone SE bị “khai tử” vào tháng 9 năm nay để dọn đường cho các mẫu máy mới (và đắt) hơn.
15. Google Allo
Năm ra đời: 2016.
Nhiệm vụ: Ứng dụng nhắn tin đi kèm Google Assistant.
Lý do “khai tử”: Google cho biết những khoản đầu tư rót vào sản phẩm Messages mới của hãng này là lý do Allo bị “khai tử”.
14. Miitomo by Nintendo
Năm ra đời: 2016.
Nhiệm vụ: Ứng dụng mạng xã hội cho phép người dùng kết nối nhân vật Mii của mình và giao tiếp với bạn bè.
Lý do “khai tử”: Các trò chơi trên Miitomo, ví dụ như “Super Mario Run,” không đạt được kì vọng của Nintendo.
13. Google Goggles
Năm ra đời: 2010.
Nhiệm vụ: Ứng dụng nhận diện hình ảnh cho phép người dùng chụp hình một chủ thể và tìm kiếm nó trên Internet.
Lý do “khai tử”: Google dừng phát triển cho Google Goggles để dồn sức cho một sản phẩm tương tự mới hơn Google Lens ra mắt hồi tháng 7 năm 2017. Lens dùng công nghệ nhận diện hình ảnh mới hơn và tích hợp trong Google Assistant.
12. Snapcash
Năm ra đời: 2014.
Nhiệm vụ: Hợp tác giữa Snapchat và SquareCash cho phép người dùng gửi tiền thông qua các nền tảng nhắn tin.
Lý do “khai tử”: Snapcash tự nhận thấy sân chơi chuyển tiền ngang hàng đã quá chật chội với rất nhiều nền tảng mạng xã hội khác cũng đang nhập cuộc như Facebook.
11. Inbox by Google
Năm ra đời: 2014.
Nhiệm vụ: Sản phẩm email với sứ mệnh nâng cao năng suất và sắp xếp tốt hơn cho người dùng.
Lý do “khai tử”: Rất nhiều tính năng “đinh” của Inbox hiện đã có mặt trong phiên bản mới của Gmail khiến sự phát triển của ứng dụng này không còn cần thiết.
10. Shyp
Năm ra đời: 2013.
Nhiệm vụ: Dịp vụ vận chuyển hàng hoá theo yêu cầu.
Lý do “khai tử”: Shyp chật vật trong việc tìm kiếm lợi nhuận. “Chúng tôi quyết định duy trì một phần được nhiều người sử dụng nhưng không mang lại lợi nhuận với một đội nhóm nhỏ đằng sau,” CEO Kevin Gibbon chia sẻ. “Đây là một sai lầm.”
9. Apple AirPort Express, Extreme, và Time Capsule
Năm ra đời: 1999
Nhiệm vụ: router không dây
Lý do “khai tử”: Apple dừng phát triển tất cả các mẫu AirPort từ năm 2016 để “tập trung vào các sản phẩm tiêu dùng mang lại doanh thu lớn,” theo một báo cáo Bloomberg. Apple bắt đầu bán các router từ bên thứ ba vào tháng 1 năm 2018.
8. Lytro
Năm ra đời: 2006.
Nhiệm vụ: Công ty nổi tiếng với sản phẩm máy ảnh “chụp hình trước lấy nét sau”.
Lý do “khai tử”: Gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các thương hiệu máy ảnh hiện hữu, Lytro chuyển hưởng tập trung vào thực tế ảo vào năm 2015. Vào tháng 3 năm 2018, Google mua lại Lytro với trị giá thương vụ nằm trong khoảng từ 25 triệu USD đến 40 triệu USD và được cho là đã quyết định dừng phát triển công nghệ camera của công ty này.
7. Apple Music Connect
Năm ra đời: 2015.
Nhiệm vụ: Một tính năng trong Apple Music cho phép nghệ sỹ đăng cập nhật và kết nối trực tiếp với người hâm mộ.
Lý do “khai tử”: Vào tháng 9 năm 2017, Apple thâu tóm công ty nhận diện bài hát Shazam cho phép người dùng theo dõi các nghệ sỹ họ yêu thích thông qua nền tảng này.
6. Klout
Năm ra đời: 2008.
Nhiệm vụ: Ứng dụng chấm điểm sức ảnh hưởng của một người dùng trên mạng xã hội từ 1 đến 100.
Lý do “khai tử”: Lithium Technologies mua lại Klout với giá 200 triệu USD vào năm 2014. Đến tháng 5, 2018, CEO Lithium Pete Hess cho biết: “Thâu tóm Klout mang đến cho Lithium những công nghệ trí tuệ nhân tạo và máy học giá trị nhưng Klout trong vai trò một dịch vụ độc lập không còn phù hợp với chiến lược dài hạn của chúng tôi.”
5. StumbleUpon
Năm ra đời: 2001.
Nhiệm vụ: Công cụ gợi ý trực tuyến cho phép người dùng khám phá nhiều website, hình ảnh hay video trên Internet.
Lý do “khai tử”: Tháng 6 năm 2018, StumbleUpon chuyển thành Mix.com, một nền tảng tương tự với nhiều tính năng và khả dụng trên cả trình duyệt web và các thiết bị di động.
4. Yahoo Messenger
Năm ra đời: 1998.
Nhiệm vụ: Dịch vụ nhắn tin.
Lý do “khai tử”: Yahoo không đưa ra lý do cụ thể cho sự ra đi của Yahoo Messenger, dù vậy dịch vụ nhắn tin 20 tuổi này có thể đã gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh ở một sân chơi ngày càng đông đúc. Ở thời điểm tuyên bố đóng cửa Yahoo Messenger, người dùng được hướng dẫn đăng ký Squirrel, ứng dụng nhắn tin khi đó còn chạy beta của Yahoo. Squirrel sau đó đổi tên thành Yahoo Together.
3. Otto
Năm ra đời: 2016.
Nhiệm vụ: Dự án xe tải tự lái của Uber.
Lý do “khai tử”: Uber mua Otto năm 2016 gây khá nhiều tranh cãi. Người đồng sáng lập Otto Anthony Levandowski là một cựu nhân viên Google từng làm việc trong các dự án phát triển công nghệ xe tự lái và được cho là khi ra đi mang theo nhiều bí mật thương mại của Google. Uber giải quyết vụ kiện với Waymo cùng 245 triệu USD vào tháng 2. Tới tháng 7, Otto đóng cửa.
2. Musical.ly
Năm ra đời: 2014.
Nhiệm vụ: Ứng dụng mạng xã hội video.
Lý do “khai tử”: Musical.ly được Tik Tok mua lại với giá 1 tỷ USD vào tháng 11 vừa qua.
1. Google+
Năm ra đời: 2011
Nhiệm vụ: Dịch vụ mạng xã hội của Google.
Lý do “khai tử”: Lượng tương tác thấp và lỗi khiến thông tin cá nhân của 50 triệu người dùng rò rỉ khiến Google tuyên bố sẽ đóng cửa Google+ vào tháng 4 năm 2019.