Công Nghệ

Máy đo nồng độ cồn của cảnh sát giao thông hoạt động như thế nào?

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Ai cũng biết máy đo nồng độ cồn là thiết bị để các CSGT kiểm tra nồng độ rượu trong hơi thở của các tài xế, nhưng rất người biết về cơ chế hoạt động của thiết bị này.

Ngày 30/12 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ chính thức ký ban hành Nghị định số 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt thay thế Nghị định số 46/2016 của Chính phủ với nhiều điểm mới.

Cảnh sát giao thông đang kiểm tra nồng độ cồn của một người tham gia giao thông. (Ảnh: Độc Lập)

Nghị định chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, với quy định mức xử phạt cao hơn nhiều đối với các trường hợp vi phạm giao thông, trong đó bao gồm quy định phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng và tước quyền sử dụng GPLX 22 - 24 tháng đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Bên cạnh đó, nghị mới nhất cũng ra quyết định xử phạt bất kể người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (ô tô, máy kéo, xe máy, xe máy điện, xe mô tô) và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe đạp, xích lô, xe lăn, xe súc vật kéo…) uống rượu bia khi lưu thông trên đường.

Cũng bắt đầu từ thời điểm quy định xử phạt những người tham gia giao thông có nồng độ cồn trong hơi thở hoặc trong máu chính thức có hiệu lực, rất nhiều tài xế đã dành sự quan tâm đặc biệt cho chiếc máy đo nồng độ cồn này. Vậy máy đo nồng độ cồn là gì và cơ chế hoạt động của thiết bị này là như thế nào?

Máy đo nồng độ cồn là gì và có cơ chế hoạt động ra sao?

Một loại máy đo nồng độ cồn trong hơi thở vô cùng nhỏ gọn đang được bán trên thị trường. (Ảnh: Reelva Alcohol Tester)

Theo tìm hiểu, máy đo nồng độ cồn hay còn được gọi là thiết bị đo nồng độ cồn hoặc dụng cụ đo nồng độ cồn, là thiết bị có công dụng giúp đo nồng độ cồn trong hơi thở. Cảnh sát giao thông hay các cơ quan chức năng, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp thường dùng thiết bị này để kiểm tra người tham gia giao thông hoặc các đối tượng khác có sử dụng rượu, bia hay không.

Trên thị trường hiện nay có thể dễ dàng tìm thấy các loại máy đo nồng độ cồn với các chủng loại, mẫu mã cũng như mức giá khác nhau, dao động từ vài trăm nghìn đồng cho tới cả chục triệu đồng.

Được biết, lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) Việt Nam đang sử dụng thiết bị đo nồng độ cồn vô cùng hiện đại, được đánh cao về mức độ tin cậy cũng như đảm bảo vệ sinh.

Lực lượng cảnh sát giao thông (CSGT) Việt Nam đang sử dụng thiết bị đo nồng độ cồn vô cùng hiện đại, được đánh cao về mức độ tin cậy cũng như đảm bảo vệ sinh. (Ảnh: Độc Lập)

Thiết bị này giúp các chiến sĩ CSGT dễ dàng tác nghiệp tại hiện trường vì có công nghệ cảm biến thông qua hơi thở. Thêm vào đó, kết quả trả về của máy cũng rất nhanh và không tồn đọng dư lượng nồng độ cồn của người kiểm tra trước. Đặc biệt, sau khi đo, máy này còn có khả năng in ra thông số chi tiết của người vừa được kiểm tra.

“Mỗi tài xế thổi vào ống thổi dài khoảng 5 cm, to bằng đầu đũa. Kết quả sẽ được hiển thị ngay trên màn hình. Kết quả điện tử nên người vi phạm có thể nhìn thấy ngay. Trong trường hợp ngược lại, nếu không có vi phạm máy sẽ hiển thị kết quả 'không có cồn'”, một cán bộ CSGT chia sẻ với Lao Động.

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất