Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Hốt bạc từ ngành nghề viết phần mềm, phát triển ứng dụng

Không phải khi không lập trình games, viết phần mềm,... được xem là một trong số những ngành nghề dễ "hốt bạc" nhất hiện nay.

Trước anh hưởng của thời đại công nghệ 4.0, ngành IT và những khối ngành kỹ thuật đã và đang trở hot hơn bao giờ hết.

Có thể kể đến là lập trình games, viết phần mềm,... đây là một trong số những ngành nghề được đánh giá là dễ "hốt bạc" nhất hiện nay.

Hốt bạc từ ngành nghề viết phần mềm, phát triển ứng dụng Ảnh 1
(Ảnh minh hoạ: ITPro Today)

Một khảo sát được thực hiện bởi một công ty về tự động mã hóa có trụ sở ở Seattle cho thấy, 56% lập trình viên khi được hỏi đều tự tin rằng họ sẽ trở thành triệu phú USD.

Xem thêm: Vì sao Mark Zuckerberg đột nhiên 'nghĩ ra' Facebook?

Theo thống kê của DAXX, mức lương trung bình của một lập trình viên phát triển phần mềm ở Mỹ vào năm 2020 là 106,816 USD (hơn 2,4 tỷ đồng).

Hốt bạc từ ngành nghề viết phần mềm, phát triển ứng dụng Ảnh 2
(Ảnh: DAXX)

Các nhân viên có có ít hơn 1 năm kinh nghiệm được trả 101.178 USD, trong khi mức lương trung bình của nhà phát triển phần mềm cho các kỹ sư cấp cao có 6-9 năm kinh nghiệm là 118.898 USD.

Mức lương trung bình của kỹ sư phần mềm ở Thụy Sĩ thấp hơn ở Mỹ và đạt 88,773 USD. Mức lương của kỹ sư phần mềm ở Đức là 54.705 USD.

Hốt bạc từ ngành nghề viết phần mềm, phát triển ứng dụng Ảnh 3
(Ảnh: FlexJobs)

Một khảo sát của Glassdoor lại cho thấy rằng, các lập trình viên hạnh phúc hơn những người bạn bè làm trong các ngành nghề khác của họ.

Hơn 80% trong số những người được hỏi cho biết, họ hài lòng với công việc của mình hơn so với các đồng nghiệp không phải là kỹ sư phần mềm.

69% các nhà phát triển cũng cảm thấy vị trí của họ là không ảnh hưởng bởi suy thoái, và 91% trong số họ khẳng định rằng họ là những nhân viên có giá trị nhất tại công ty của họ.

Hốt bạc từ ngành nghề viết phần mềm, phát triển ứng dụng Ảnh 4
(Ảnh minh hoạ: Entrepreneur Resources)

Tuy nhiên, công việc này cũng khiến các nhà phát triển đối mặt với nhiều áp lực.

Một số lập trình viên đã viết các bài đăng trên blog hoặc tìm kiếm lời khuyên thông qua các diễn đàn trực tuyến, liên quan đến một tình trạng được gọi là "hội chứng kẻ mạo danh" (Imposter Syndrome).

Hốt bạc từ ngành nghề viết phần mềm, phát triển ứng dụng Ảnh 5
(Ảnh minh hoạ: IndypendenZ | Getty Images/iStockphoto)

Đây là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả những cảm giác không mong muốn mà những người thành công thường có.

Thuật ngữ này được tạo ra vào năm 1978 bởi hai nhà tâm lý học lâm sàng, Tiến sĩ Pauline Clance và Tiến sĩ Suzanne Imes, như một cách để mô tả sự quan sát của họ mà nhiều phụ nữ thành công mà họ nghiên cứu cảm thấy không xứng đáng với thành công của họ.

Hốt bạc từ ngành nghề viết phần mềm, phát triển ứng dụng Ảnh 6
(Ảnh minh hoạ: Mimi Thian on Unsplash)

Hội chứng kẻ mạo danh là một trở ngại ảnh hưởng đến rất nhiều người thành công và sáng tạo - vì họ nghi ngờ khả năng của bản thân họ.

Dẫu vậy, không thể phủ nhận rằng lập trình viên, viết phần mềm là một trong những ngành tốt nhất để theo học ngày nay. Tại Mỹ, lập trình viên cũng được đánh giá là công việc tốt nhất cả nước.

Xem thêm: Cô gái Hà Nội thu nhập 330 tỷ đồng/năm nhờ viết phần mềm cho Google Play và App Store

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Duy Huỳnh

Được quan tâm

Tin mới nhất