Có một “lầm tưởng” lớn đang tồn tại về cách các nghệ sỹ có thể kiếm được tiền bởi nhiều người cho rằng khi sở hữu những bản hit với lượt nghe “khủng” trên các nền tảng trực tuyến là nghệ sỹ có thể kiếm được “bộn” tiền. Tuy nhiên, thực tế, cách các nghệ sỹ kiếm tiền phức tạp hơn nhiều so với số lượt nghe trực tuyến hay số lượt tải về.
“Số lượng lượt nghe rất có ích trong vấn đề thuật toán của các dịch vụ và thành công xác hội của nghệ sỹ,” Zach Bellas, người sáng lập hãng ghi âm SMB chia sẻ với Business Insider. “Khi một bài nhạc được chú ý ngay từ thời điểm ra mắt, thuật toán sẽ gợi ý cho cho người khác và số lượt xem/ nghe sẽ tăng lên giúp bài nhạc có được chỗ đứng trên “không gian xã hội” và tạo ra vòng lặp đưa mức độ phổ biến đi xa hơn. Bài nhạc sẽ có cơ hội xuất hiện trong top tìm kiếm và bài nhạc gợi ý của nhiều người,” Bellas cho biết thêm. Dù vậy, chuyên gia này cho rằng nghệ sỹ thực sự kiếm tiền được từ các màn biểu diễn live và đi tour thay vì từ lượt nghe hay xem.
“Trong vài năm trở lại đây, các dịch vụ nghe nhạc trực tuyến mang lại doanh thu tăng lên nhưng vẫn không đủ để là một nguồn hỗ trợ tài chính cho nghệ sỹ trong dài hạn,” Erin M. Jacobson, một luật sư trong ngành công nghiệp âm nhạc tại Beverly Hills, chia sẻ cùng quan điểm.
Một số nguồn thu nhập cũng phổ biến khác đối với nghệ sỹ cũng bao gồm cấp bản quyền (ví dụ, khi một nghệ sỹ bán quyền phát nhạc của họ trong TV show, phim hay trò chơi) và các dự án phụ như dòng phụ kiện thời gian hay hợp tác với các thương hiệu.
Theo một báo cáo của Citigroup, trong năm 2017, ngành công nghiệp âm nhạc tạo ra 43 tỷ USD, thế nhưng chỉ 12% trong số đến từ các bản ghi âm và “phần lớn” doanh thu đến tư các tour diễn. Các đơn vị phát hành hay hãng đĩa bỏ túi 10 triệu USD, điều này đồng nghĩa với việc nghệ sỹ chỉ có một khoản thu “gầy còm” từ các hoạt động mà khán giả thường nhìn thấy rõ nét như số lượt nghe/ xem trên các nền tảng trực tuyến.