Mỗi năm, Trái đất đón nhận thêm 50 triệu tấn rác thải điện tử, từ pin cho tới điện thoại di động hay những món đồ chơi trẻ em. Mặc dù những thiết bị này chỉ như đồ bỏ, chúng không phải không có giá trị - theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, số rác thải điện tử trên có thể có giá trị tới 55 tỷ USD nhờ một lượng lớn vàng, bạc và các kim loại khác cấu thành lên chúng. Vấn đề là làm sao để tách được những kim loại đó ra.
Nhiếp ảnh gia người Đức Kai Löffelbein đã dành ròng rã 7 năm ghi lại cách những kim loại được tách ra khỏi rách thải điện tử, bởi một trong những người nghèo nhất trên thế giới. Trong cuốn sách tiếp theo của mình mang tên gọi Ctrl-X: A Topography of E-Waste, rất nhiều hình ảnh thuộc chủ đề rác điện tử sẽ được nhiếp ảnh gia này công bố. Hầu hết những hình ảnh được chụp ở Ghana, Trung Quốc và Ấn Độ.
“Là một nhiếp ảnh gia, bạn có khá nhiều món đồ,” Löffelbein chia sẻ. “Tôi có vài chiếc máy tính, một laptop, nhiều máy ảnh. Tôi bắt đầu tự hỏi bản thân mình rằng cuối cùng thì những thiết bị như thế này sẽ đi về đâu.”
Để trả lời được câu hỏi này, Löffelbein đầu tiên đã bay tới Accra, thủ đô của Ghana và là quên hương của Agbogbloshie, một trong những bãi rác thải điện tử lớn nhất trên thế giới, nơi có khoảng 700 người, rất nhiều trong số đó là những em bé mới chỉ 12 tuổi - đang kiếm sống bằng rác thải điện tử. “Nhiều người mô tả nó với tôi như một cách cổng của địa ngục,” anh nhớ lại. “Và đúng là như thế.” Anh thấy rất nhiều đứa bé vứt những sợ cáp đồng vào lửa để đốt bỏ phần cao su bên ngoài, với nhiều cột khói đen thải vào không khí.
Nhiếp ảnh gia này cũng kể lại câu chuyện về những công nhân dùng đá để đập các thiết bị điện tử. Một trong những hình ảnh yêu thích của anh là một cậu bé mặc đồ câu lạc bộ Barcelona đang nâng một chiếc TV hỏng qua đầu như một chiếc cúp, sau lưng là những cột khói đen.
Löffelbein sau đó tới thăm thị trấn Guiyu của Trung Quốc, nơi rác thải điện tử được xử lý hiệu quả hơn. Tại đây, những thiết bị hỏng được tháo rời trong những cửa hàng hoặc nhà kho nhỏ. Trung Quốc trong vài năm trở lại đây đã có nhiều biện pháp nhằm cắt giảm việc nhập khẩu rác thải điện tử. Thế nhưng, tổng lượng rác thải điện tử, bao gồm số được thải ra bởi chính công dân nước này, vẫn tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2015.
Với tất cả những nơi anh mình, Löffelbein cho biết tình trạng ở ngoại ô New Delhi, Ấn Độ là tồi tệ nhất. “Đó là lần tôi nghĩ tốt nhất mình nên đeo mặt nạ bởi tôi cảm thấy như thế phổi mình đang cháy,” anh nói. Löffelbein hy vọng chính phủ khắp nơi trên thế giới sẽ có những chế tài môi trường nghiêm khắc hơn để thúc đẩy việc xử lý rác thải công nghệ một cách hợp lý. Dù vậy, ngành công nghiệp tái chế hiện tại cũng không hoàn hảo.
Một trong những giải pháp thiết thực nhất để giảm thiểu lượng rác thải điện tử là việc người dùng từ bỏ cơn nghiện phải nâng cấp lên các thiết bị mới. “Có iPhone 8 rồi cũng có iPhone 9,” Löffelbein nhận định. “Kể cả máy tính cũng vậy, khi dùng 6 đến 7 năm chúng ta đã nghĩ nó cũ rồi và mình cần một chiếc mới. Nó liên quan đến thói quen tiêu dùng của chúng ta và cách chúng ta có thể dừng làm tăng chúng lên.”