Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

'Mật đàm bên hồ': Câu chuyện về sự ra đời trong bí mật của hệ điều hành smartphone riêng từ Huawei

Ý tưởng về một hệ điều hành của riêng mình đã được Huawei nhắc đến trong sự kiện "mật đàm bên hồ" bảy năm trước.

Bảy năm trước, trong một căn villa bên hồ ở Thâm Quyến, một nhóm nhỏ nhân sự cao cấp của Huawei Technologies dẫn dắt bởi người sáng lập Nhậm Chính Phi đã nhóm họp mật trong một cuộc họp kéo dài tới vài ngày.

Sứ mệnh của họ lúc đó là nghĩ ra một ý tưởng về việc Huawei sẽ phản ứng ra sau với thành công đang lên của hệ điều hành Android đến từ Google - loại phần mềm đang vận hành chính những chiếc điện thoại của hãng này. Mối quan ngại đằng sau đó nằm ở sự phụ thuộc vào Android khiến Huawei trở nên yếu đuối trước một lệnh cấm hoàn toàn có thể xảy ra đến từ phía Mỹ trong tương lai.

Nhóm này đồng ý rằng Huawei nên phát triển một hệ điều hành riêng như một phương án thay thế cho Android, theo những người thân cận với vấn đề nhưng từ chối tiết lộ danh tính. Bên trong Huawei, cuộc họp này được gọi là “mật đàm bên hồ” và những tài liệu liên quan đến nó được bảo vệ cực kì nghiêm ngặt, theo nguồn tin.

Dự án phát triển hệ điều hành của riêng mình đã được Huawei âm thầm triển khai từ bảy năm trước.

Sau cuộc họp và những chỉ đạo từ nhóm quan lý, một nhóm phát triển hệ điều hành đứng đầu bởi Eric Xu Zhijun, một trong ba chủ tịch luân chuyển của Huawei, được thành lập và bắt đầu phát triển một hệ điều hành dưới sự bảo mật ở mức độ cao nhất. Khu vực làm việc của nhóm này được tạo ra bên trong trụ sở của Huawei với bảo vệ luôn túc trực bên ngoài. Chỉ có các nhân sự thuộc nhóm này mới được tiếp cận với khu vực chuyên gia nhờ thẻ nhân viên đã được đăng kí. Điện thoại di động không được phép mang vào và phải để ở một tủ gửi đồ bên ngoài.

Hệ điều hành nói trên trở thành một phần quan trọng của phòng thí nghiệm Huawei 2012 Laboratories trong vai trò một bộ phận sáng tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ của ông lớn này. Mỗi năm, phòng thí nghiệm này nhận được khoảng đầu tư hàng tỷ Nhân dân tệ trong khi có thể chưa mang lại những hiệu quả về mặt lợi nhuận ngay lập tức. Hầu hết các công trình của Huawei 2012 Laboratories đều không được công bố rộng rãi, bao gồm cả hệ điều hành nói trên, và thực tế sự tồn tại của nó cũng chỉ mới đây mới được nhiều nhân viên Huawei biết tới.

Thời thế đã thay đổi, dù vậy, kể từ năm 2012 khi một nhóm thương hiệu quốc tế thống trị thị trươngd smartphone còn Huawei chỉ có ít hơn 5% thị phần toàn cầu. Đến nay, công ty này đã trở thành nhà cung cấp smartphone lớn thế hai trên thế giới và bán được tới 206 triệu máy điện thoại thông minh chỉ riêng trong năm 2018, theo IDC - một nửa trong số đó đến từ các thị trường toàn cầu.

“Như đã nhắn đến trước đó, Huawei có những hệ thống dự phòng nhưng chỉ được sử dụng trong các trường hợp cần xoa dịu. Chúng tôi hỗ trợ đầy đủ hệ điều hành của tối tác - chúng tôi thích dùng nó và người dùng cũng vậy,” người phát ngôn Huawei nói. “Android và Windows luôn là lựa chọn đầu tiên của chúng tôi. Cùng lúc, chúng tôi làm mọi thứ trong khả năng để bảo vệ quyền lợi của khách hàng.”

Huawei hiện là nhà sản xuất smartphone lớn thứ hai thế giới.

Câu chuyện về một hệ điều hành riêng của Huawei quay trở lại vào tháng 3 năm nay khi người đứng đầu mảng di động Richard Yu của hãng này nói với một ấn phẩm của Đức rằng Huawei đã phát triển hệ điều hành cho cả smartphone và máy tính để dùng trong những trường hợp hãng này không còn được tiếp cận với những hệ thống công nghệ của Mỹ. Và thực tế, điều Huawei không muốn cũng đã đến.

Theo SCMP, Huawei OS được phát triển dựa trên một nền tảng nhẹ và có khả năng phản ứng nhanh với những thay đổi và bản vá. Các kỹ sự phát triển nó cũng tìm hiểu rất kĩ càng về Androdi và iOS để học hỏi từ chúng. Một trong những thách thức lớn nhất về mặt kĩ thuật với Huawei OS khi phát triển là khả năng tương thích với Android.

Sự tương thích này có thể giúp điện thoại Huawei với hệ điều hành của riêng nó nhưng vẫn có thể tải về và chạy ứng dụng Android một cách mượt mà. Làm được điều hành, các nhà phát triển ứng dụng cũng không cần phải phát triển ứng dụng riêng cho hệ điều hành của Huawei.

Những nỗ lực trong quá khứ của nhiều công ty công nghệ nhằm mục đích tạo ra một phần mềm thay thế Android không mang đến trái ngọt. Microsoft cố gắng phát triển một “lớp lang” trên Windows có thể chạy ứng dụng Android trong quá khứ nhưng ông lớn này thựa nhận mình không thể khiến tất cả các ứng dụng Android đều vận hành mượt mà. Samsung cũng thử “chơi lớn” với nền tảng Tizen nhưng thất bại. Tương tự, nếu Huawei OS không thể chạy ứng dụng Android, thực tế rằng nó thiếu một hệ sinh thái sẽ là một toán nan giải.

Vài năm trở lại đây, điện thoại Huawei được đánh giá tích cực, đặc biệt là ở khả năng chụp hình.

Năm ngoái, Huawei đăng kí tên gọi “Huawei Hongmeng” ở Trung Quốc, theo thông tin bản quyền, thương hiệu công khai. Từ này có nghĩa là “thế giới nguyên bản”. Hồi tháng 5, hãng này cũng âm thầm đăng ki tên gọi Huawei Ark OS tại Văn phòng sở hữu trí tuệ Liên minh Châu Âu.

Huawei không ngại bày tỏ sự lạc quan của mình với nó.

Cụ thể, hệ điều hành tự phát triển của Huawei sẽ hỗ trợ một lượng lớn các thiết bị và hệ thống trong hệ sinh thái của nó, bao gồm smartphone, máy tính, máy tính bảng, TV, xe và công nghệ mang mặc. Nó cũng sẽ tương thích với tất cả ứng dụng Android và các ứng dụng nền web hiện tại, Yu nói trên trang Securities Times ngày 21 tháng 5.

“Huawei OS có thể ra mắt thị trường sớm nhất vào mùa thu năm nay và không muộn hơn mùa xuân năm sau,” Yunói. Mặc dù ảnh chụp màn hình được cho là của hệ điều hành nói trên đã xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc, Huawei từ chối xác nhận thông tin.

Những hoài nghi vẫn còn đó về trải nghiệm người dùng và liệu chăng những khách hàng thị trường quốc tế của Huawei sẽ thích dùng một chiếc điện thoại không có nhiều ứng dụng phổ biến của Google.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vũ Tuấn Anh

Được quan tâm

Tin mới nhất