Công Nghệ

Hay dùng điện thoại ban đêm, nhớ làm 5 điều này kẻo ảnh hưởng sức khỏe

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Sử dụng điện thoại trong điều kiện thiếu sáng là nguyên nhân dẫn đến rất nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt phải kể đến là suy giảm trí nhớ và trầm cảm.

Sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ là thói quen của không ít người trong đại công nghệ số hiện nay. Theo các nhà nghiên cứu khoa học, đây là hành động có sức tàn phá cực kỳ lớn đến sức khỏe của chủ nhân thiết bị, đặc biệt phải kể đến là suy giảm trí nhớ, thị lực và nguyên nhân lớn gây nên bệnh trầm cảm. Nếu công việc của bạn bắt buộc phải dùng điện thoại trước khi đi ngủ, hãy thực hiện ngay những lưu ý sau để hạn chế tối đa những tác hại của nó nhé.

    Chỉnh độ sáng màn hình

Đa số điện thoại smartphone hiện nay đều cho phép người dùng tùy chỉnh độ sáng sao cho phù hợp với môi trường sử dụng. Do đó, bạn hãy điều chỉnh ánh sáng về mức thích hợp nhất khi dùng vào ban đêm.

Nếu bạn để màn hình điện thoại quá sáng khi sử dụng trong môi trường thiếu sáng, đặc biệt là ban đêm, mắt của bạn sẽ rất dễ bị mỏi, và bị khô do phải điều tiết nhiều trong điều kiện hai mức sáng giữa màn hình và môi trường bóng tối quá khác nhau.

2. Nghiêng điện thoại 45°

Theo như các chuyên gia cảnh báo, sử dụng điện thoại song song với mắt trong điều kiện thiếu sáng có thể gây căng thẳng, viêm võng mạc, lâu dần sẽ dần đến rối loạn về mắt như thoái hóa điểm vàng, thậm chí là nguy cơ bị mù.

Cách tốt nhất để sử dụng điện thoại trong trường hợp này là bạn nên nghiêng màn hình xuống 45°. Bên cạnh việc hạn chế tác động của ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại, thì cách này còn giúp bạn không bị tổn thương vùng cổ. Đồng thời, bạn nên giữ khoảng cách giữa mắt và điện thoại từ 30-50 cm để tránh các tác động tiêu cực khác.

3. Không dùng điện thoại khi nằm nghiêng hoặc nằm sấp

Sử dụng điện thoại khi nằm nghiêng sẽ khiến mắt điều tiết quá mức cho phép, về lâu dài có thể ảnh hưởng xấu đến thị lực của cả hai mắt. Đặc biệt, ở tư thế nằm nghiêng, máu sẽ rất khó lưu thông lên mắt, gây nên tình trạng xuất hiện những chấm đen trong mắt.

Trong khi đó, sử dụng điện thoại ở tư thế nằm sấp sẽ khiến bạn rất dễ mệt mỏi, khó đi vào giấc ngủ. Bên cạnh đó, đây còn là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến việc lưu thông máu ở khuỷu tay và não bộ, thậm chí có thể dẫn đến đau cổ tử cung hoặc thiếu máu não.

Do đó, cách tốt nhất là bạn nên nằm ngửa khi sử dụng điện thoại, hãy lấy thêm gối đặt dưới khuỷu tay nhằm giảm bớt độ mỏi khi sử dụng thiết bị trong thời gian lâu.

4. Kích hoạt chế độ máy bay hoặc để điện thoại cách xa giường khi ngủ

Theo như các nhà khoa học đã chứng minh, sóng điện thoại có tác hại rất lớn đối với sức khỏe con người, khiến người dùng tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm như ung thư, vô sinh,… Vậy nên, để tránh những tác động tiêu cực của sóng điện thoại gây ra, bạn hãy kích hoạt ngay chế độ máy bay (Airplane Mode) khi ngủ.

Trong trường hợp do công việc bắt buộc hay sợ để lỡ mất những cuộc gọi, tin nhắn quan trọng, bạn có thể đặt chiếc điện thoại của mình cách một khoảng so với giường ngủ. Khi đó bạn có thể tránh được những tác hại của sóng điện thoại nhưng vẫn không bỏ lỡ bất kì thông báo quan trọng nào.

5. Không ngồi lâu và cúi đầu thấp khi sử dụng điện thoại

Tư thế dùng điện thoại cũng ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe của người sử dụng. Nếu bạn thường xuyên giữ tư thế cúi đầu và ngồi trong thời gian lâu, máu trong cơ thể sẽ khó lưu thông đến các bộ phận khác trên cơ thể gây hiện tượng tê, mỏi chân tay, thậm chí có thể gây gù lưng và tổn thương đốt sống cổ.

Do đó, nếu bạn phải ngồi lâu sử dụng điện thoại, hãy nghỉ ngơi một vài phút trong một khoảng thời gian nhất định và thực hiện động tác massage, xoay cổ. Đặc biệt, hãy giữ tư thế thẳng đầu thay vì cúi thấp khi sử dụng thiết bị.

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất