Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Giải mã truyền thuyết đồ điện tử hỏng chỉ cần 'đập đập, gõ gõ' là lại chạy ngon lành

Theo Trí Thức Trẻ Theo dõi Saostar trên google news

Đến cả các phi hành gia của NASA cũng dùng kĩ thuật "percussive maintenance" trứ danh này.

Chắc chắn bạn đã từng gặp trường hợp món đồ điện tử nào đó trục trặc, và kỳ lạ thay, bạn gõ gõ, đập đập nó vài cái, nó lại trở về bình thường.

Ta có “percussive maintenance”, dịch cụ thể thì là “bảo trì bằng cách gõ”. Còn nói với cách dân dã dễ hiểu thì là “gõ vài cái cho nó chạy tiếp”. Khi đã gắn bó với đồ điện tử đủ lâu, hành động sửa chữa này dường như đã biến thành bản năng của chúng ta rồi. Nhưng đây không phải là đánh cho đồ điện tử vài cái cho nó chừa đâu, cũng có những lời giải thích khoa học nhất định đằng sau “percussive maintenance”.

Cách sửa chữa này còn có tên là “Fonzarelli Fix”, liên quan tới show truyền hình có tên Happy Days của Mỹ hồi những năm 1970.

Theo như Mack Blakely, giám đốc Hội Bán và Cung cấp dịch vụ Đồ điện tử Quốc gia: “Ngày xưa, một thiết bị có nhiều cơ chế hoạt động bên trong lắm, bạn có thể làm gì đó để các cơ chế nói trên quay về chỗ cũ để hệ thống hoạt động tiếp”. Và liên hệ với đồ điện tử của ngày nay, ông kĩ sư điện với hơn 50 năm kinh nghiệm giải thích như thế này:

“Một mối hàn nào đó có thể được gắn lại, nhưng có lẽ là không được lâu trước khi chúng lại ‘dở chứng” lần nữa. Một vài cú gõ đúng chỗ có thể giải quyết định một kết nối vốn đã yếu trên một cái bảng mạch. Từ ‘gõ nhẹ” quan trọng lắm nhé, không phải ‘đập’, mà là ‘gõ’”.

Công cụ để thực hiện Percussive Maintenance. CHỈ được dùng khi mọi thứ hỏng thực sự.

Còn một ví dụ nữa về sự kì diệu của “percussive maintenance”, đó là trong sứ mệnh vũ trụ Apollo 12 của NASA. Trong bản ghi chép được lưu lại, có một đoạn đối thoại như thế này: có một camera truyền hình ảnh và âm thanh về Trái Đất gặp trục trặc, phi hành gia Alan Bean và nhân viên hỗ trợ Edward Gibson đã có một đoạn hội thoại cho thấy “percussive maintenance” màu nhiệm ra sao.

Gibson: Không có gì khác cả anh Al ơi. (Dừng một chút) À đây có tín hiệu đây rồi Al. Ok, anh vừa làm gì thế?

Bean: Tôi cầm búa gõ nhẹ lên cái camera một phát. Tôi nghĩ là mình chẳng còn gì để mất cả.

Gibson: Phương pháp sửa chữa đầy kĩ năng đấy anh Al.

Bean: Đang sẵn búa đây nên tôi đã gõ cho nó một cái. Ừ đúng, chính xác là kĩ năng sửa chữa thượng thừa đó.

Ta có thể thấy là đến NASA cũng sử dụng phương pháp này, thì tại sao ta lại không dùng chứ.

Giải mã truyền thuyết đồ điện tử hỏng chỉ cần 'đập đập, gõ gõ' là lại chạy ngon lành Ảnh 3

Còn một ví dụ cuối cùng nữa, một ví dụ dù chẳng liên quan gì đến máy móc, nhưng cũng vẫn là để sửa một trong những hệ thống phức tạp nhất vũ trụ này: cơ thể con người. Ta có kĩ thuật “precordial thump - kĩ thuật đấm ngực” để kích thích trái tim ngừng đập của một bệnh nhân. Tuy nhiên, kĩ thuật này hiếm khi hiệu quả, có thể thành công chỉ với trường hợp đặc biệt và cần có sự theo dõi của nhân viên y tế.

Nhưng về cơ bản, kĩ thuật đấm ngực chính là “percussive maintenance” trên cơ thể người.

Nếu cái điều khiển TV nhà bạn mà gặp vấn đề, tiếp tục gõ nhẹ nó vài cái nhé. Kĩ sư điện kinh nghiệm đầy mình khuyên như thế và đến cả NASA cũng sử dụng, thì chẳng có điều gì ngăn chúng ta không áp dụng kĩ thuật “gõ liên tục cho đến lúc nó hết hỏng” cả.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Theo Trí Thức Trẻ

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tại sao iPhone 17 Air không nên đắt hơn iPhone 17 Pro?