Công Nghệ

Giải mã động tác 'múa quạt' khiến nhiều người không nhịn được cười của Đặng Văn Lâm trong trận gặp Jordan

Lê Nam Khánh
Chia sẻ

Không phải ngẫu nhiên là thủ thành Đặng Văn Lâm lại thực hiện một bài "múa quạt" trước các chân sút Jordan như vậy.

Trong chiến thắng nghẹt thở trước đội tuyển Jordan ở vòng 1/8, một trong những hình ảnh được nhiều người nhớ đến nhiều nhất là lúc thủ môn Đặng Văn Lâm thể hiện những động tác “múa quạt” trong khung thành khi đối thủ chuẩn bị thực hiện loạt sút penalty đầy may rủi. Thực tế, không phải ngẫu nhiên mà Đặng Văn Lâm lại thực hiện một động tác mang tính chất… gây cười đến vậy.

Động tác “múa quạt” khiến nhiều người thích thú của Đặng Văn Lâm.

Những cú sút penalty luôn là màn đấu trí đầy cân não giữa cầu thủ thực hiện quả đá và thủ môn. 0,4 giây. Đó là khoảng thời gian của một cú chớp mắt. Và đó cũng chính là khoảng thời gian mang tính chất quyết định cho một cú cản phá thành hay bại của thủ môn trong sút phạt penalty. Khoảng thời gian này dường như là quá ngắn cho bất kì thủ thành nào để phản ứng và phản hồi lại. Vì thế, người ta vẫn nói những cú penalty là cực kì khắc nghiệt cho các thủ môn và sự thành bại không chỉ phụ thuộc đơn thuần vào tốc độ và khả năng của họ mà còn phụ thuộc không ít vào yếu tố tâm lý. Vì thế, những màn “múa quạt” như của Đặng Văn Lâm đã được sử dụng để tác động vào tâm lý đối thủ.

Sau trận đấu, Đặng Văn Lâm tiết lộ bí kíp sự thành công của anh trước các chân sút Jordan là sự tự tin.

Thực tế, điều này cũng đã từng được khoa học chứng minh. Theo một nghiên cứu được thực hiện bởi chuyên gia tâm lý học Đại học Exeter Greg Wood, sự tập trung là một trong những yếu tố then chốt trong khả năng thực hiện thành công cú sút penalty của các cầu thủ. Theo đó, các cầu thủ tập trung cao độ có khả năng sút vào vị trí hướng đến cao hơn cùng tỷ lệ sút phạt thành công cao hơn. Vì thế, nếu các thủ môn khiến các cầu thủ xao nhãng dù chỉ là đôi chút, khả năng cản phá được cú sút penalty của họ cũng tăng lên sau đó.

Bên cạnh việc dùng các động tác khua chân múa tay, nhiều thủ môn cũng “ứng dụng” nghiên cứu nói trên trong công việc của mình bằng nhiều cách khác nhau ví dụ như dùng tiếng hét chẳng hạn.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Nam Khánh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất