Công Nghệ

Giám đốc quỹ VinaCapital Ventures: 'Giờ là thời điểm vàng để khởi nghiệp tại Việt Nam'

Lê Thanh Xuân
Chia sẻ

Ra mắt vào năm 2018, VinaCapital Ventures là quỹ đầu tư mạo hiểm dành cho thị trường Việt Nam với dung lượng 100 triệu USD, tập trung các startup công nghệ.

VinaCapital Ventures nằm trong hệ sinh thái của VinaCapital, một trong những công ty quản lý đầu tư và phát triển BĐS hàng đầu tại Việt Nam, với khoảng 3,3 tỉ USD tài sản quản lý. KrASIA mới đây đã thực hiện một bài phỏng vấn với Khanh Tran, đối tác sáng lập VinaCapital Ventures và đồng thời là người đứng đầu mảng đầu tư công nghệ ở VinaCapital Group, về hệ sinh thái công nghệ khởi nghiệp tại Việt Nam.

Ông Khanh Tran, đối tác sáng lập VinaCapital Ventures. (Ảnh: VinaCapital)

Phóng viên (PV): VinaCapital Ventures rất năng động trong đầu tư vào các startup công nghệ có nhiều tiềm năng ở Việt Nam thời gian gần đây. Cũng có nhiều sự quan tâm mạnh từ các quỹ đầu tư mạo hiểm trong khi vực đổ về Việt Nam khi Việt Nam được xem là thị trường tăng trưởng tiếp theo. Liệu có sự cạnh tranh nào giữa các quỹ đầu tư nội địa và quốc tế không, thưa ông?

Khanh Chan (KT): Chúng tôi muốn trở thành quỹ đầu tư địa phương am hiểu về thị trường địa phương và có khả năng kết nối khoảng trống giữa các khoản đầu tư giai đoạn sớm và đầu tư Series B hay C. Mọi thứ không chỉ là tiền. Am hiểu thị trường địa phương sẽ giúp các startup chiếm được thị trường nội địa trước khi mở rộng sang các thị trường khác.

Ở VinaCapital Ventures, chúng tôi có chiến lược rất rõ ràng về nhóm các công ty công nghệ mình muốn đầu tư. Chúng tôi sống ở Việt Nam và nhìn thấy rất nhiều điểm đau đớn ở các ngành khác nhau, mà nếu không có công nghệ, bạn sẽ không thể khắc phục được. Tôi không nghĩ có cạnh tranh giữa các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Nhiều người đang bắt đầu thành lập đội ngũ ở Việt Nam. Song các nhà đầu tư quốc tế thường hiếm đầu tư và các startup giai đoạn sớm vì có một số rủi ro nhất định và những khó khăn địa phương mà họ không hiểu.

Bên cạnh đó, những người sáng lập Việt Nam hiện tại cũng “tinh tế” hơn. Nếu bạn chỉ mang tiền đó là chưa đủ. Có những dịp chính tôi phải trình bày bản thân mình và quỹ của mình cho các nhà sáng lập.

Tôi không quá lo ngại về cạnh tranh với các quỹ trong khu vực bởi các nhà sáng lập rất thông minh và hiểu mình cần gì ở từng giai đoạn của công tu. Có thể ở vòng Series B hay C, VinaCapital Ventures không phải là nhà đầu tư dẫn dắt tốt nữa nếu họ muốn tới Indonesia, Singapore hay thậm chí là Châu Âu.

Việt Nam sẽ nằm trong nhóm nước đóng góp nhiều vào sự phát triển của kinh tế của ĐNA cho tới năm 2025.

PV: Ông tìm kiếm điều gì ở những người sáng lập Việt Nam? Đâu là giá trị tăng thêm mà VinaCapital Ventures có thể mang đến cho họ ngoài tiền?

KT: Chúng tôi tìm kiếm những người sáng lập có kinh nghiệm. Nhóm thứ hai chúng tôi quan tâm là những người trở về từ nước ngoài với nền tảng giáo dục, kinh nghiệm làm việc hoặc đã khở nghiệp tại nước ngoài. Bên cạnh các giải pháp công nghệ mà họ có, họ còn có thể nâng cấp kĩ năng làm việc cho đội ngũ nhân lực địa phương.

Chúng tôi không chỉ đơn thuần là cấp vốn. Nhiều người sáng lập ở ViệtNam có những ý tưởng tuyệt vời, nhưng điều họ thiếu là khả năng định vụ sản phẩm trong chuỗi giá trị ngành. Chúng tôi muốn giúp họ hiểu được giải pháp của họ đóng vai trò như thế nào trong tổng thể chuỗi giá trị.

Người sáng lập Việt Nam rất tập trung vào sản phẩm. Điều này rất tốt. Tại VinaCapital Ventures, chúng tôi giúp họ định hình chiến lược thị trường, định vị và kể những câu chuyện mà các nhà đầu tư ở Series B hay C có thể hiểu được.

PV: Hệ sinh thái công nghệ Việt Nam đang nhận được nhiều sự quan tâm ở thời điểm hiện tại, không chỉ từ các quỹ quốc tế mà còn từ chính phủ và nhóm tư nhân. Ông có nghĩa những kì vọng này là có cơ sở và ông có hoài nghi về mô hình kinh doanh của nhiều công ty công nghệ hiện nay đang bị thổi phồng không?

KT: Như tôi nhắc đến phía trên, có một số vấn đề ở Việt Nam mà không có công nghệ thì không giải quyết được. Ví dụ, trong ngành logistic, có hàng triệu xe tải đăng kí trong cơ sở dữ liệu chính phủ. 95% đơn vị vận hành xe chỉ có dưới 5 xe. Nhóm chủ xe này sẽ không thể có thông tin về nguồn cung và nhu cầu, về những người muốn dùng dịch vụ của họ. Sau khi giao hàng, 70% số lượng xe tải trở về với thùng xe rỗng. Chi phí logistic ở Việt Nam đang thuộc hàng cao nhất thế giới. Chúng tôi đầu tư vào Logivan, một nền tảng kết nói nhu cầu và nguồn lực, đảm bảo các xe tải vận hành hiệu quả.

Hệ sinh thái đúng là đang nhận được nhiều hậu thuẫn, không chỉ về vốn mà còn từ chính phủ Thủ tướng đã có nhiều ý tưởng để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp. Song dĩ nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm.

Fintech cũng là mảng còn nhiều tiềm năng khai phá và phát triển.

PV: Ông có nghĩ rằng Việt Nam nên nhanh chóng giải quyết vấn đề thiếu khung quản lí cho một số lĩnh vực quan trọng cho nền kinh tế số, ví dụ như công nghệ tài chính (fintech) không?

KT: Tôi thực tế khá ngạc nhiên khi thấy sự cởi mở của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên quan đến làm việc với các công ty và nhà đầu tư fintech. Năm nay, chúng tôi là đối tác đầu tư cho cuộc thi Fintech Challenge của NHNN. NHNN cũng rất cởi mở để học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài. Họ muốn tập hợp tất cả các bên liên quan đến vạch ra khung quản lí hiệu quả. Nhưng mọi thứ đều cần thời gian.

PV: Chúng ta có thể mong chờ gì ở VinaCapital Ventures năm nay và năm sau?

KT: Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm những sáng lập tài năng, mong muốn giải quyết vấn đề trong những ngành lớn. Chúng tôi không làm những thứ kiểu Uber cho nhắn tin, Uber chp “một kiểm dịch vụ giải trí nào đó”. Những giải pháp trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, logistic hay giáo dục, mọi thứ đều phụ thuộc vào các nhà sáng lập. Với chúng tôi, nhà sáng lập là người lèo lái.

VinaCapital hiện có hơn 60 công ty trong danh mục đầu tư. Chúng tôi tin đây là thời điểm tốt để các nhà sáng lập khởi nghiệp ở Việt Nam và cơ hội tốt cho các nhà đầu tư.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Thanh Xuân

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất