Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Facebook và YouTube phát hiện video phát trực tiếp 'lậu' vi phạm bản quyền như thế nào?

Các mạng xã hội và trang chia sẻ lớn như Facebook hay YouTube đều có các công cụ phát hiện và gỡ bỏ nội dung vi phạm bản quyền hết sức nhanh chóng.

Trước khi ASIAD 2018 khai màn, người hâm mộ thể thao Việt Nam không khỏi lo lắng về việc không được xem các nội dung thi thấu trong khuôn khổ sự kiện thể thao lớn nhất Châu Á khi các nhà đài không thể mua được bản quyền. Thế nhưng, thực tế thì vào khung giờ phát sóng, người hâm mộ chỉ cần thực hiện một câu lệnh tìm kiếm đơn giản là đã có cả chục đường link phát trực tiếp, thậm chí có cả bình luận trên các mạng xã hội như Facebook hay YouTube.

Dù vậy, cũng cần xác định rõ ràng rằng việc phát và xem các nội dung này cho thấy chúng ta đang vi phạm bản quyền sự kiện và chúng có thể bị gỡ bỏ bất kì lúc nào.

Bên cạnh cơ chế người dùng/ người nắm bản quyền báo cáo (report), Facebook và YouTube có các công nghệ tự động phát hiện vi phạm bản quyền.

Facebook có một công cụ mang tên “Rights Manager” với khả năng quét toàn bộ dịch vụ của mình để tìm kiếm các video có nội dung trùng khớp với tất cả những video đơn vị nắm giữ bản quyền tải lên hệ thống Facebook. Lúc này, đơn vị nắm bản quyền có thể chọn hoặc gỡ bỏ video vi phạm hoặc vẫn giữ nguyên và chọn cách kiếm tiền từ nó.

Hệ thống “Rights Manager” của Facebook có thể hoạt động với các các đoạn video phát trực tiếp (live streaming), theo một người phát ngôn của ông lớn mạng xã hội. Chủ sở hữu bản quyền theo đó sẽ cần cung cấp một “video phát trực tiếp tham chiếu” lên hệ thống của Facebook và công nghệ kiểm tra trùng khớp sẽ liên tục quét để tìm ra các đoạn livétream vi phạm.

YouTube cũng có một tính năng tương tự là “Content ID” có tính năng tương tự những gì “Rights Manager” của Facebook mang lại, bao gồm cả khả năng phát hiện các video phát trực tiếp lậu.

Nội dung vi phạm bản quyền ASIAD 2018 xuất hiện dày đặc.

Trong các sự kiện thể thao lớn như World Cup 2018, đơn vị tổ chức là FIFA cũng được cho là có những công cụ và cách thức riêng để phát hiện các nội dung vi phạm bản quyền. Thực tế, tại World Cup diễn ra vào mùa hè năm nay, tình trạng vi phạm bản quyền tại Việt Nam cũng diễn ra không quá trầm trọng, với một phần lý do đến từ việc người hâm mộ có thể dễ sàng xem các trận đấu trên truyền hình hay các ứng dụng OTT và một phần lý do khác là FIFA cùng đơn vị nắm giữ bản quyền World Cup tại Việt Nam là VTV xử lý các vấn đề vi phạm khá hiệu quả.

Trở lại với ASIAD 2018, với tình trạng vi phạm bản quyền phát sóng vẫn diễn ra phổ biến như hiện tại, có lẽ ban tổ chức sự kiện thể thao lớn nhất Châu Á đến nay vẫn quyết định chưa “làm mạnh tay” để phối hợp cùng các mạng xã hội gỡ bỏ nội dung vi phạm. Năm nay, Việt Nam là quốc gia duy nhất tại Châu Á không có bản quyền phát sóng ASIAD 2018.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vũ Tuấn Anh

Được quan tâm

Tin mới nhất