Công Nghệ

Facebook giả mạo người phụ nữ cho trẻ em đụng chạm nơi nhạy cảm tăng 15.000 follower chỉ sau vài ngày

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Lợi dụng sự bức xúc của dân mạng, không ít người đã lập Facebook cá nhân giả mạo người phụ nữ trong loạt clip cho trẻ em đụng chạm nơi nhạy cảm để tăng like, lôi kéo người theo dõi.

Bắt đầu từ hôm 22/7, mạng xã hội bỗng lan truyền loạt video ghi lại cảnh người phụ nữ bán khoả thân để trẻ em đụng chạm nơi nhạy cảm. 

Hình ảnh, cùng trang cá nhân được cho là của người phụ nữ xuất hiện trong clip này rất nhanh sau đó cũng được dân mạng tìm thấy.

Đoạn video người phụ nữ “bán khỏa thân” cho trẻ chạm nơi nhạy cảm được lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua. (Ảnh: Internet)
Nhiều người đã lập trang Facebook cá nhân giả mạo người phụ nữ nói trên để tăng like, lôi kéo người theo dõi. (Ảnh: Internet)

Lợi dụng sự tò mò, bức xúc của dân mạng, không ít người đã lập trang Facebook cá nhân giả mạo người phụ nữ nói trên để tăng like, lôi kéo người theo dõi.

Cụ thể, khi thử tìm tên của người phụ nữ được cho là nhân vật chính trong loạt clip nhạy cảm gần đây, có đến hàng chục trang cá nhân mạo danh người phụ nữ này, từ tên tài khoản, nơi ở, học vấn,...cho đến ảnh cá nhân.

Khi thử tìm tên của người phụ nữ được cho là nhân vật chính trong loạt clip nhạy cảm gần đây, có đến hàng chục trang cá nhân mạo danh xuất hiện.

Trong số này có một trang thu hút hơn 15.000 người theo dõi. Tuy nhiên, theo một số người cho biết, cách đó vài ngày trang này chỉ có 1.200 người theo dõi và được dùng để bán hàng online, chứ không phải trang cá nhân của người phụ nữ gây tranh cãi như hiện tại.

Bằng cách giả mạo người phụ nữ được cho là nhân vật chính trong loạt clip nhạy cảm gần đây, trang bán hàng online này đã hút hơn 15.000 người theo dõi.
Trước đó vài ngày trang này chỉ có 1.200 người theo dõi.

Được biết, để có thể câu tương tác từ cộng đồng mạng, trang cá nhân giả mạo này đã chia sẻ ảnh chụp được cho là của người phụ nữ trong loạt video, rồi liên tục đăng những bài đăng khiêu khích cư dân mạng.

Trang cá nhân giả mạo này liên tục đăng những bài đăng khiêu khích cư dân mạng.

Thực tế, đây không phải lần đầu tiên các nhân vật có liên quan đến vụ việc gây xôn xao, tranh cãi, bị mạo danh trên mạng xã hội.

Mục đích của việc tạo ra các trang giả mạo này là nhằm câu like và tăng tương tác để bán hàng online hoặc bán lại tài khoản. Những fanpage, tài khoản Facebook cá nhân có lượt theo dõi, tương tác càng cao thì sẽ càng có giá.

Trước đó, ngày 22/7, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video người phụ nữ nằm trên giường trong tình trạng bán khỏa thân, bên cạnh là 2 bé trai. Người phụ nữ này để 2 bé trai đụng chạm phần nhạy cảm trên cơ thể, trong khi bản thân thì lại bình thản dùng điện thoại.

Nhiều video khác về người phụ nữ kể trên đã liên tiếp xuất hiện cho thấy nội dung tương tự, như cảnh một bé gái massage gần vùng nhạy cảm cho người này, hoặc cảnh những đứa trẻ đụng chạm nhiều lần ở vùng nhạy cảm khi người phụ nữ không mặc quần. Ngoài ra còn có các clip ghi hình sinh hoạt của riêng người phụ nữ, hoặc có cả người nhà...

Những hình ảnh này được cho là được trích xuất từ camera được lắp đặt trong phòng riêng của người phụ nữ trong đoạn video. (Ảnh: Internet)
Người phụ nữ trong đoạn video trên đã nhờ cơ quan chức năng vào cuộc để điều tra, đồng thời khẳng định những video kể trên là không đúng sự thật. (Ảnh: Internet)

Sau khi loạt video nhạy cảm bị phát tán, dư luận đều rất phẫn nộ trước vụ việc. Nhiều người đã yêu cầu cơ quan chức năng vào cuộc nhằm bảo vệ những đứa trẻ trong video. Cùng ngày, Ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động thương binh và xã hội) cho hay, đơn vị đã nắm được thông tin vụ việc trên mạng xã hội và đã vào cuộc xác minh.

Về phía người phụ nữ trong đoạn video trên, sau khi phát hiện các video riêng tư của mình bị phát tán trên mạng, người này đã nhờ cơ quan chức năng vào cuộc để điều tra, đồng thời khẳng định những video kể trên là không đúng sự thật.

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin mới nhất