Mới đây, National Georgaphic đã có bài báo về toxoplasmosis, một loại ký sinh trùng thường tìm thấy trên các loài họ mèo gây ra hành vi liều lĩnh ở loài linh cẩu trước hiểm họa thú săn mồi.
Ở dưới bài đăng này, Elon Musk - CEO của Tesla - đã đưa ra giả thuyết loại ký sinh trùng này chính là nguyên nhân con người khát khao tạo ra trí tuệ nhân tạo.
“Toxiplasmosis có thể lây nhiễm lên chuột, mèo sau đó lây sang người, ép buộc họ tạo ra những video mèo ngớ ngẩn,” Elon Musk đăng trên Twitter.
“Trí tuệ nhân tạo đạt được trí tuệ siêu việt nhờ được huấn luyện trên nền tảng chính là các video mèo này, do đó toxoplasmosis chính là kẻ điều khiển số phận loài người.”
Có vẻ như đây chỉ là một giải thuyết có phần “ngáo” từ Elon Musk, nhưng giả thuyết của tỷ phú SpaceX cũng có phần đúng.
Toxoplasmosis là một ký sinh trùng đơn bào thường lây nhiễm trên chuột và mèo. Các nhà khoa học tin rằng ký sinh trùng này có khả năng tẩy não nạn nhân và khiến chúng mất đi khả năng sợ hãi khi gặp phải mối nguy như thú săn mồi hay con người.
Những con chuột liều lĩnh này sẽ ngang nhiên tiếp cận mèo, trở thành món mồi béo bở và truyền ký sinh này sang mèo, sau đó truyền tiếp sang người. Nhưng nó có thể tẩy não con người không?
Theo tạp chí LiveScience, các nghiên cứu chỉ ra những người dương tính với toxoplasmosis có hành vi liều lĩnh hơn. Một nghiên cứu với 600 ứng viên CH Séc và 370 ứng viên Thổ Nhĩ Kỳ đã phát hiện những người mắc phải toxoplasmosis gặp rủi ro tai nạn xe hơi nhiều hơn.
Mặc dù vậy, khả năng ký sinh trùng não này thao túng khiến loài người tạo ra các AI tầm cỡ siêu nhân có lẽ là rất thấp.
Một luận điểm chính là không phải ai cũng nuôi mèo. Cũng không có bằng chứng cho thấy toxoplasmosis khiến con người muốn thực hiện các dự án khoa học máy tính phức tạp.
Nhưng toxoplasmosis có thể khiến chúng ta hành động liều lĩnh hơn, ví dụ như đầu tư hàng tỉ đô vào một công ty ô tô chạy điện, nảy sinh ý định chinh phục sao Hỏa, thao túng cả thị trường tiền ảo bằng meme hay pha trò về ký sinh trùng trên Twitter.