Có thể bạn cũng đã để ý, mỗi khi có cuộc gọi đến, bạn bắt máy và đưa smartphone lên gần tay để nghe và màn hình sẽ tự động được tắt. Việc tắt màn hình lúc này giúp các bộ phận trên cơ thể (ví dụ như tai) không chạm vào màn hình trong quá trình nghe điện thoại, ảnh hưởng đến quá trình nghe, gọi điện thoại. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao điện thoại lại có cơ chế này chưa?
Thực tế, nó là kết quả mang lại nhờ một loại cảm biến mang tên gọi cảm biến tiệm cận. Loại cảm biến này thường được tích hợp trên mặt trước điện thoại, gần khu cụm loa và camera trước.
Trong trường hợp bạn chưa biết, cảm biến tiệm cận là một cảm biến có khả năng xác định sự tồn tại của một vật thể ở gần mà không cần đến các tác động vật lý. Một cảm biến tiệm cận thường làm điều này bằng cách phát ra từ trường hoặc một trùm tia sáng như hồng nghoại chẳng hạn để tìm những thay đổi trong môi trường xung quanh hoặc tìm các tín hiệu trả về và phản hồi tương ứng.
Thực tế, cảm biến tiệm cận trong smartphone thường có tuổi thọ khá dài là bởi chúng không chứa các chuyển động cơ học trong khi đó việc hoạt động của loại cảm biến này lại không đòi hỏi bất kì một va chạm hay tác động vật lý nào. Hầu hết các smartphone hiện đại đều có cảm biến tiệm cận.
Lần tới khi bạn nghe điện thoại và màn hình điện thoại tự tắt để bạn có thể nghe điện dễ dàng hơn, hãy cảm ơn cảm biến nhỏ nhưng có võ này nhé!