Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Dùng laptop bao lâu năm, cuối cùng tôi cũng hiểu cục màu đen trên dây sạc này để làm gì

Lần tới khi sử dụng các thiết bị điện tử, chắc chắn bạn sẽ "cảm ơn" bộ phận nhỏ nhưng có võ này.

Trên dây sạc laptop của bạn, nhiều khả năng bạn cũng sẽ nhìn thấy một khối trụ màu đen được đặt ở gần phía cuối. Những “cục” màu đen này thực tế được gọi là ferrite bead. Bộ phận này có nhiệm vụ chặn nhiễu sóng điện từ theo hai hướng: từ một thiết bị và tới một thiết bị. Một dây cáp truyền dẫn cũng giống như một chiếc ăng ten vậy - nếu thiết bị sinh ra năng lượng tần số radio, nó sẽ được truyền qua sợi cáp. Trong trường hợp này, ferrite bead đóng vai trò “cánh cổng kiểm soát” giúp giảm thiểu nhiễu sóng điện từ. Ngược lại, nếu có các nguồn nhiễu sóng điện từ sinh ra từ các thiết bị khác, ferrite bead đóng vai trò chặn việc sợi cáp sẽ truyền đi các nhiễu sóng này đến thiết bị đích.

Bên trong Ferrite bead là nam châm ferrite.

Nghe thì có vẻ khó hiểu nhưng thực tế bạn có thể hình dung nhiệm vụ của ferrite bead là đảm bảo tín hiệu chỉ được trao đổi theo một hướng hợp lý và theo đúng mục đích, trong khi đó các nhiễu sóng điện từ thì được chặn đứng. Sở dĩ ferrite bead thường xuất hiện ở cuối mỗi sợ dây cáp là bởi đây là vị trí tốt nhất để nó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Để lấy một ví dụ về tác dụng của ferrite bead, bạn có thể hình dung mình kết nối một chiếc điện thoại vào máy tính, do các nhiễu sóng điện từ sản sinh ra từ quá trình kết nối này, nếu không có ferrite bead màn hình có thể nhấp nháy, dẫn tới không sử dụng được.

Trong các thiết bị, những ferrite bead có kích thước lớn thường được đặt trên các sợi cáp ngoài. Tuy nhiên, cũng có nhiều ferrite bead có kích thước rất nhỏ mà bạn không phải khi nào cũng có cơ hội thấy. Đó là khi chúng được đặt trên các bảng mạch bên trong thiết bị chẳng hạn.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vũ Tuấn Anh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Cơ hội cho Hoa hậu Ý Nhi