Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày

Với 350.000 công nhận, nhà máy Foxconn tại Trịnh Châu (Trung Quốc) đảm nhiệm sản xuất một nửa số lượng iPhone đang được bán ra trên toàn thế giới.

Nếu đang dùng một chiếc iPhone, rất có thể bạn đang dùng một chiếc máy được lắp ráp tại nhà máy Foxconn tại Trịnh Châu, Trung Quốc. Theo chân một cây viết của trang Business Insider, hãy cùng tới thăm “thành phố iPhone” với khả năng cho ra đời 500.000 máy mỗi ngày trong mùa cao điểm này.

Chúng tôi tới Foxconn Zhengzhou Science Park khoảng 1 giờ chiều, sau giờ nghỉ ăn trưa của công nhân một lúc. Mặc dù có một vài công nhân đang đi lại gần khu cổng vào, khu vực này trông không khác gì một thị trấn ma. Đằng sau nó là nơi làm việc của 350.000 người trong tổng số 1,2 triệu nhân sự đang làm việc cho Foxconn.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 1

Với 1,3 triệu nhân sự đang làm việc tại Trung Quốc, Foxconn là công ty tư nhân có số lượng nhân sự lớn nhất tại quốc gia tỷ dân.

Kể từ khi bắt đầu trở thành một đối tác sản xuất iPhone cho Apple từ năm 2007, Foxconn liên tục nhận nhiều cáo buộc liên quan đến lạm dụng lao động, điều kiện lao động nghèo nàn và các hình phạt hà khắc cho các nhân viên phạm lỗi.

Trong năm 2010 và 2011, thậm chí có một làn sóng các vụ tự tử tại đây khiến Foxconn và Apple phải thực hiện rất nhiều thay đổi.

Vào tháng 1, lại có một nhân viên tự tử ở nhà máy Zhengzhou. Những vụ việc như vậy cùng nhiều báo cáo cho rằng an ninh ở đây còn nghiệm ngặt hơn cả một số trại quân đội, tôi không nghĩ mình có thể vào được bên trong. Thế nhưng thật bất ngờ, tôi vượt qua trạm an ninh để vào khu bên trong khá đơn giản.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 2

Trải rộng một tiện tích 2,2 dặm và có hàng tá tòa nhà, khu nhà máy này trông không có nhiều khác biệt so với những nhà máy khác. Trong khuôn viên có khá nhiều cây cối. Cảnh sát và an ninh có mặt tại nhiều điểm trong khi công nhân nghỉ ngơi ở những bóng cây. Vài thập niên trước, nơi đây chỉ có bụi bẩn và những cánh đồng đầy ngô, lúa mì. Năm 2011, chính phủ thực hiện mua lại các mảnh đất của nông dân để xây dựng nhà máy. Chúng được vận hành ngay trong năm này.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 3

Tổ hợp này được xây dựng năm 2010 và gần như chỉ độc quyền phục vụ việc sản xuất những chiếc iPhone của Apple. Dự án nhận được 600 triệu USD viện trợ từ chính quyền địa phương.

Ngay cả ở thời điểm hiện tại, Foxconn vẫn nhận được nhá nhiều hỗ trợ từ giới chức, bao gồm cả ưu đãi về thuế và trợ cấp để duy trì sản xuất iPhone tại Zhengzhou. Chính quyền địa phương hỗ trợ xây đường mới dẫn đến nhà máy, phát triển trạm năng lượng, hỗ trợ phí năng lượng vận hành và giao thông và thậm chí thưởng thêm khi đạt kế hoạch xuất khẩu.

New York Times công bố vào năm 2016 rằng trong hai năm đầu hoạt động, Foxconn nhận được khoản thưởng thêm 56 triệu USD.

Chính phủ thậm chí còn trợ giúp hoạt động tuyển dụng và đào tạo cho nhà máy vào cao điểm sản xuất. Vào những tháng mùa hè, khi đi qua nhà máy, bạn có thể nghe được nội dung thông báo tuyển dụng qua loa phát thanh.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 4

Để đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng không bao giờ hết của Foxconn cần rất nhiều nỗ lực của chính quyền địa phương. Theo đó, chính quyền địa phương áp dụng một định mức tuyển dụng cho tất cả các khu vực thuộc quản lý để có thể cung cấp đầy đủ nhân sự cho nhà máy.

Năm 2016, một công ty than nhà nước đã cho Foxconn mượn nhân sự. Và năm ngoái, Financial Times cho biết nhiều trường thương mai đã được yêu cầu học viên từ 16 tuổi trở nên tham gia làm việc tại Foxconn để lấy “kinh nghiệm làm việc” trước khi tốt nghiệp.Trong cuộc đua sản xuất iPhone nhiều học viên đã phải làm việc thêm già, một điều bị cấm theo luật Trung Quốc.

“Tất cả phòng ban lao động và nhân sự của đều phải vào cuộc”, Liu Miao - người đứng đầu một trung tâm tuyển dụng tư nhân tại Zhengzhou chia sẻ với The Times năm 2016.

Nhân viên đổ vào cổng nhà máy lúc 7 giờ sáng. Một số người đến đây bằng những chiếc xe máy, tuy nhiên phần lớn dùng xe buýt hoặc đi bộ từ khu kí túc gần đó.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 5

Đây là những gì một số công nhân mô tả công việc hàng ngày của mình:

- Dậy lúc 6 rưỡi sáng

- Đến nhà máy lúc 7 giờ

- Ăn sáng và bắt đầu làm việc lúc 8 giờ

- Nghỉ ăn trưa một giờ đồng hồ. Hầu hết nhân viên ăn trưa ở căn-tin bên trong khuôn viên nhưng cũng có một số người ăn tại một số cửa hàng gần đó.

- Ca làm việc kết thúc lúc 5 giờ chiều nhưng lúc nào bạn cũng có thể làm thêm giờ nên nó có thể sẽ kéo dài tới lúc 8 giờ hoặc 10 giờ tối.

- Sau giờ làm, đi ăn tối với bạn bè hoặc chơi game đến 10 - 11 giờ tối trước khi đi ngủ.

Nhà máy iPhone tại Trịnh Châu thực hiện khâu “lắp ráp lần cuối, thử nghiệm và đóng gói”. Mất tới 400 bước để hoàn thiện lắp ráp một chiếc iPhone. Hầu hết công nhân chỉ làm một việc cả ngày, ví dụ như đánh bóng màn hình hay gắn ốc vít vào mặt lưng iPhone.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 6

Một nhân sự chịu trách nhiệm bôi chất làm bóng đặc biệt lên màn hình LCD nói với The Guardian rằng cô xử lý 1.700 chiếc iPhone mỗi ngày, tương đương 3 máy mỗi phút trong 12 giờ mỗi ngày.

Một số công việc khác như gắn bảng mạch yêu cầu 1 phút để xử lý mỗi chiếc iPhone. Vì thế, công nhân sẽ chỉ xử lý được từ 600 đến 700 máy mỗi ngày.

Công nhân tại đây mô tả công việc của mình là nhỏ mặt, buồn tẻ và lặp đi lặp lại nhưng không quá quá tải.

“Sếp luôn nói những người ở ngoài muốn một công việc ở đây, còn người bên trong thì muốn nghỉ”, một nhân viên chia sẻ với CNET.

Đường dẫn vào nhà máy khá lớn để phục vụ xe buýt đưa đón nhân viên và những chiếc xe tải trở sản phẩm. Chính quyền Trung Quốc coi khu nhà máy này như một “vùng đất nước ngoài”. Sắp xếp đặc biệt này cho phép Foxconn và Apple “xuất nhập khẩu ảo” đến các vùng khác ở Trung Quốc hoặc bất kì nơi nào trên thế giới.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 7

Hầu hết công nhận tại nhà máy có độ tuổi từ 18 đến 25, tuy nhiên thực tập sinh thì có thể mới chỉ 16 tuổi. Trong số nhân viên chúng tôi có cơ hội gặp khi tới thăm nhà máy, số lượng nam nữ có vẻ khá đồng đều. Phần lớn trong số họ đến từ Trịnh Châu hoặc các ngôi làng xung quanh Hà Nam, Trung Quốc - tỉnh có dân số 94 triệu người và là một trong những tỉnh nghèo nhất Trung Quốc.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 8

Ngay bên ngoài cổng vào là một cửa hàng phục vụ các công nhân viên không muốn ăn ở những căn-tin bên trong khuôn viên nhà máy. Nhiều chủ cửa hàng là các cựu nhân viên Foxconn hoặc đến từ các ngôi làng gần đó để kiếm tiền từ nhân lực nhà máy.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 9

Lối vào khu các cửa hàng này khá vắng vẻ trong một buổi chiều mùa hạ tháng năm nóng bức. Một chủ cửa hàng nói với chúng tôi rằng chúng tôi đã đến vào đúng mùa thấp điểm. Phải cuối tháng 6, nhà máy thường sẽ đẩy mạnh hoạt động sản xuất iPhone mới cho mùa thu. Vào những ngày này, nguồn nhân lực có thể lên tới 350.000 người và đường khi nào cũng chật cứng.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 10

Chúng tôi gặp Liu, một người 31 tuổi đến từ Qianhoucun, cách Trịnh Châu một giờ lái xe. Liu và chồng mình là chủ một trong những cửa hàng lớn nhất tại đây. Nó mở cửa từ năm 2010. “Chúng tôi không làm những món đặc biệt ở đây,” Liu chia sẻ với Business Insider. “Chúng tôi mang đến những món đồ rẻ để thu hút được số đông công nhân.”

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 11

Giống nhiều bạn hàng khác, Liu đến từ Hà Nam và cũng từng làm việc tại nhà máy Foxconn. Năm 18 tuổi, cô cùng chồng rời quê nhà đến đến Thâm Quyến. Hai người làm việc cùng nhau trong vài năm ở nhà máy Foxconn Longhua. Tuy nhiên, khi nghe tin Foxconn đang mở một nhà máy gần quê nhà, hai người dành tất cả số tiền tiết kiệm của mình để mở một cửa hàng phục vụ công nhân.

“Mọi người thích làm việc tại nhà máy này bởi sẽ được ở gần gia đình nếu bạn đến từ Hà Nam”, Liu nói. “Bạn được nghỉ ngày Chủ nhật để về nhà và thăm người thân. Đó là một điểm cộng.”

Con trai của Liu vẫn đang sống tại Qianhoucung cùng ông bà. Mỗi tuần, họ chỉ gặp cậu một lần vào Chủ nhật khi nhà máy đóng cửa. Thường thì hững người làm việc xa quê có thể chỉ về nhà hai lần mỗi năm, vào quốc khánh và năm mới.

Cuộc sống của Liu và bạn hàng chuyển động theo nhịp sống của nhà máy. Liu cho biết bán hàng còn vất vả hơn cả làm việc trong nhà máy. “Chúng tôi dậy sớm hơn và đi ngủ muộn hơn để có thể phục vụ được công nhân cả ca sáng và ca chiều.”

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 12

Các cửa hàng mở cửa khá sớm vào buổi sáng để phục vụ bữa sáng cho công nhân ca ngày. Sau khi đám đông ăn trưa rời đi vào 1 giờ, họ dọn dẹp và ngủ vài giờ đồng hồ để mở cửa trở lại vào khoảng 7 giờ tối cho bữa tối và phục vụ công nhân ca đêm.

Cửa hàng sẽ mở đến bữa ăn phụ của công nhân ca đêm lúc 1 giờ sáng và sau đó chủ cửa hàng đi ngủ vào khoảng 3 giờ sáng sau khi đã dọn dẹp. Mỗi đêm, Liu cùng chồng chỉ nghỉ ngơi khoảng từ 3 đến 4 giờ. Liu vì thế hiểu sự hấp dẫn của việc làm việc tại Foxconn, lương thưởng cao hơn trong khi áp lực thấp hơn. “Bởi vì có rất nhiều công việc lặp đi lặp lại, bạn gần như không phải nghĩ”, cô nói. Chỉ cần đi làm và được trả tiền thôi.

“Có một công việc kinh doanh riêng áp lực hơn rất nhiều,” Liu chia sẻ. “Tôi phải nghĩ xem mình đang thiếu thứ gì và khá lo lắng khi công việc không thuận lợi.”

Liu lo lắng khá nhiều về công việc kinh doanh của mình. Năm nay, nhà máy có vẻ yên lặng hơn thường lệ, cô cho biết. Một nửa cửa hàng trong làng đã đóng cửa. Thế nhưng ngay cả khi cạnh tranh đang thấp đi, Liu và chồng cũng chỉ kiếm được bằng một phần những gì họ làm được trong năm 2014, 2015 và 2016.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 13

Liu ước tính vào những năm trước đây, thời điểm này nhà máy có khoảng 120.000 nhân sự nhưng năm nay con số có vẻ chỉ bằng một nửa.

Như một bằng chứng, Liu chỉ tay tới những món đồ ăn trong cửa hàng. Hai năm trước, cô nói tất cả đồ ăn sẽ được bán hết trong chỉ nửa giờ sau khi mở cửa vào buổi sáng, ngay cả trong những tháng thấp điểm. Chúng tôi đến cửa hàng của Liu lúc 2 giờ chiều, sau giờ ăn trưa, khay đồ ăn vẫn còn hơn một nửa.

Liu nói cửa hàng từng bận rộn đến mức cô phải thuê tới 6 người làm việc toàn thời gian. Giờ thì con số này giảm xuống còn hai.

Khu vực này sắp bị phá bỏ và điều này khiến nhiều chủ cửa hàng lo lắng. Họ sợ mình trả tiền thuê đất cả năm nhưng không thể lấy lại được khi việc phá dỡ khởi động, Liu nói.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 14

Không ai nghĩ tích cực về những gì sẽ thay thế khu vực này. Liu nghe một số tin đồn rằng những khu đất xung quanh nhà máy sẽ được chuyển đổi thành vườn. Một sân bay mới cũng được xây dựng bên cạnh nhà máy. Khi được hỏi về những gì Liu sẽ làm khi những chiếc xe phá dỡ tới, cô cười như thể chúng tôi vừa hỏi thời tiết hôm nay thế nào.

“Tôi đoán là mình sẽ chuyển tới một nơi khác, mở một cửa hành và lại làm như thế này thôi,” Liu chia sẻ.

Mỗi ngày, có khá nhiều công nhân mới tới làm việc. Khi ngồi gần cửa khuôn viên, chúng tôi thấy nhiều người mới đến bằng taxi hoặc xe buýt với vali đồ lớn và một túi đồ ăn. Một vài người tới khi đã có việc làm trong khi không ít người có mặt với hy vọng một đơn vị tuyển dụng sẽ dành cho họ một cuộc phỏng vấn.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 15

Hầu hết những người đến đây đều biết Foxconn nổi tiếng với những giờ làm việc dài và thường xuyên làm việc quá giờ. Thế nhưng, nhiều người đến Foxconn vì điều này. “Nhiều người sẽ không đến nếu không có cơ hội làm thêm giờ. Họ muốn lương cao hơn,” Liu giải thích.

Trong khi hầu hết những người có mặt tại đây đều làm việc cho Foxconn, bạn có thể phân biệt nhóm sản xuất với những bộ đồ xanh và đỏ. Nhân viên Foxconn chia sẻ mức lương họ nhận được có thể sẽ dao động trong khoảng 300 USD một tháng.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 16

ABC News cho biết vào năm 2012 rằng mức lương ở đây thấp đến mức chính phủ Trung Quốc không áp dụng thuế thu nhập cho nhân viên tại đây. Thế nhưng, nhiều nhân việc chia sẻ rằng mức lương ở Foxconn tốt hơn đáng kể những công việc không đòi hỏi nhiều kĩ năng khác.

Mức thu nhập tại nhà máy Trịnh Châu thấp hơn ở Thâm Quyến nhưng nhân việc thích làm việc ở Trịnh Châu hơn bởi nó gần quê nhà trong khi chi phí cuộc sống lại thấp hơn.

Nhiều công nhân có thể nâng mức lương tháng lên 676 USD khi nhận thêm tối đa 60 giờ làm thêm mỗi tuần. Luật Trung Quốc nghiêm cấm làm thêm giờ trên 36 giờ mỗi tháng nhưng nhiều báo cáo cho rằng công nhân vẫn nhận thêm nhiều giờ hơn vào thời gian cao điểm.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 17

60 giờ làm việc thêm, tương đương một ngày làm việc 14 giờ, 7 ngày mỗi tuần.

Sau 45 ngày thử việc, mức lương có thể tăng lên 500 USD từ 390 USD. Có vẻ như con số này không hề tăng lên khi so sánh với một báo cáo Recode đăng tải năm 2015.

Thời điểm 5 giờ chiều báo hiệu kết thúc một ngày làm việc, hàng ngàn công nhân bắt đầu rời khỏi nhà máy để về nhà. Bởi vì đây là mùa thấp điểm, những công nhân này sẽ không bắt buộc phải làm thêm giờ. Lúc này, đường phố bắt đầu đầu “thất thủ” trước hàng ngàn người di chuyển cùng các phương tiện như xe buýt, ô tô hay xe máy. Những shop bán hàng dọc bên đường cũng bắt đầu lên đèn để chào đón khách.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 18

Chỉ cách vài bước chân là hàng chục dãy ký túc xá cao từ 10 đến 12 tầng. Dọc theo con đường là hàng loạt các cửa hàng phục vụ bất cứ nhu cầu cần thiết nào của công nhân. Theo Ma, một nữ nhân viên mát-xa 25 tuổi từ Trịnh Châu mới chuyển đến đây vào năm trước, “Khu vực này có tất cả mọi thứ các công nhân muốn - đồ ăn, mát-xa, phim ảnh, mọi thứ.”

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 19

Cũng giống như những quán ăn ngoài trời ở trước cổng nhà máy, tổ hợp đang chìm vào nhịp độ im ắng vốn có vào những buổi trưa mùa thấp điểm. Vào khoảng 3 giờ chiều, hầu như tất cả những nơi mà chúng tôi đi qua đều vắng bóng người. Tất cả cửa hàng đều đóng kín, chủ hàng quán thì đang ngủ lấy sức để chờ đợi những công nhân tan tầm trong vài giờ sắp tới.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 20

Vài giờ sau, thị trấn trở lại với nhịp sống. Lúc này những người bán hàng bắt đầu bày bán các mặt hàng thường dùng như tất, ốp lưng điện thoại hay quần áo trên đường phố. Các công ty điện thoại di động và ngân hàng thì chào bán sản phẩm, dịch vụ tới các công nhân vừa hết ca.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 21

Người dân của các làng lân cận cũng đến đây để bán những mặt hàng rau, củ, quả cho những người lao động.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 22

Ma cho biết, lượng công nhân Foxconn giảm đi ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người khu vực này. Trong suốt kỳ nghỉ hè, cô không thể mua nỗi một vé xem phim bởi có quá nhiều người ra rạp. Tuy nhiên, lúc này ai cũng cảm thấy mọi thứ khó khăn hơn. “Tất cả các cửa hàng đều lỗ cho đến khi công nhân quay lại làm việc vào tháng 6, họ không đủ tiền thuê nhà thời điểm này,” Ma chia sẻ.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 23

Sau giờ làm việc căng thẳng, mọi người bắt đầu tản ra để ăn tối, uống bia tại các hàng quán ngoài trời với bạn bè. Đi ngang một hàng quán, chúng tôi được một nhóm nhân viên 4 người làm tại Foxconn mời cùng trò chuyện. Chúng tôi đã rất cảm kích và ngỏ ý muốn tìm hiểm thêm về cuộc sống của họ.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 24

“Cuộc sống của tôi cũng đơn giản thôi - đơn giản như ngôi làng này vậy” Chen, một thanh niên 22 tuổi hơi gầy với khuôn mặt thư sinh chia sẻ với Business Insider. Quê Chen cách nhà máy Trịnh Châu khoảng một giờ lái xe.

Các thành viên còn lại trong bàn gồm: Anh chàng tên Zhang, 27 tuổi phần lớn dành thời gian của mình trên màn hình điện thoại; Hu, một cô gái 28 tuổi lập gia đình từ sớm đã có hai con trai và Guo, một người đàn ông 40 tuổi cực thân thiện với hàm răng giả trắng bóng thu hút mọi ánh nhìn. Theo Gou, dường như anh là một trường hợp hiếm gặp tại công ty, bởi đa số nhân viên của Foxconn đều trạc tuổi 20, môi trường cứ như là một trường đại học vậy.

Ngoài Chen đã làm việc được gần hai năm ra thì ba thành viên còn lại trong nhóm đều làm tại Foxconn được khoảng một năm. Chen chia sẻ, “Sau khoảng một năm, đa số mọi người thường chán nản và không còn hứng thú làm việc. Theo đó, họ sẽ rời đi.”

Theo Gou chia sẻ, nói đúng ra thì mối quan hệ của những thành viên trong bàn này cũng không hẳn là bạn bè. Mọi người đi ăn tối, uống bia cùng nhau bởi họ làm việc cùng công ty, cùng nhóm và cùng quản lý kho hàng. Đây là một công việc khá nhàn nếu so với những người phải đứng suốt cả ngày để lắp ráp linh kiện.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 25

Chen và mọi người có nhiệm vụ kiểm tra và cất hàng vào kho sau khi chúng đã được lắp ráp và đóng gói. Có thể nói đây là một may mắn, bởi vì công việc này là do công ty chỉ định họ làm chứ họ không có quyền đòi hỏi.

“Công việc của chúng tôi thoải mái hơn nhiều. Chúng tôi có thể nghỉ ngơi bất cứ khi nào chúng tôi muốn, không giống như những người ở bộ phận lắp ráp phải làm việc liên tục”, Chen nói.

Tất nhiên, công việc khó cũng đi kèm những thứ ưu tiên. Ví như, họ có thể làm thêm giờ nhiều hơn nếu muốn và mức lương của họ nhận được cũng cao hơn nhóm bạn của Chen.

“Mặc dù trong mắt tôi, mức lương 5.000 NDT (khoảng 18 triệu VND) mỗi tháng của họ là khá cao. Tuy nhiên tôi cảm thấy họ có phần mệt mỏi vì phải luôn làm việc quá sức”, Chen - một nhân viên văn phòng có mức lương 3.000 NDT (Khoảng 11 triệu VND)/tháng chia sẻ cùng South China Morning Post.

Theo Chen, công việc khinh khủng nhất khi làm tại nhà máy là lắp ráp linh kiện, những công nhân này phải làm việc suốt từ 10 đến 12 tiếng đồng hồ. Trước đây Chen cũng đã làm việc trong khâu này, thế nên dễ hiểu là anh biết rõ nó tồi tệ thế nào.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 26

“Bạn phải thực hiện một công việc từ năm này qua tháng nọ, cứ như là nó chẳng bao giờ kết thúc. Sau một khoảng thời gian, bạn sẽ bắt đầu phát điên vì nó và thậm chí, lúc đầu bạn còn chẳng nhận ra điều gì đáng khiến bạn bực tức nữa cơ.”, Chen nói.

“Thời điểm đó, từ sâu tận tâm can của mình, tôi đã chán ngấy công việc lắp ráp, nhưng tôi cũng chẳng biết phải làm gì tiếp theo”, Chen nói tiếp.

Tuy nhiên, Chen nhận xét là mình vẫn còn may mắn hơn nhiều người trong khâu lắp ráp. Bởi vì lúc đó anh chàng vẫn còn đang độc thân, thế nên cậu có thể dễ dàng tìm một công việc mới tốt hơn. Những người đã có gia đình thường không có nhiều lựa chọn, bởi họ vẫn cần phải kiếm tiền để chăm lo cho con cái.

Sau một hồi nghe Chen phàn nàn về công việc của mình, Zhang đã lên tiếng mà không một chút thông cảm “Có rất nhiều công việc khác quanh đây. Nếu cậu làm thì làm, không làm thì nghỉ.”

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 27

Sau khi uống nốt cốc bia của mình, Gou từ giã mọi người để đến nhà máy bởi vì anh ấy có ca làm việc vào lúc 8 giờ đêm.

Chen đã từng lại việc ở bộ phận lắp ráp, tuy nhiên đó là công việc lúc anh chàng chưa đến Foxconn. Anh chàng đã làm công nhân được khoảng 4 năm, chuyển từ công ty này sang công ty khác khi gặp cơ hội tốt hơn chỗ đang làm. Và cũng giống như tất cả các thành viên khác cùng bàn, Chen đã từng làm việc ở nhiều môi trường khác nhau như các nhà máy sản xuất smartphone OPPO, Xiaomi hay lắp ráp máy lạnh hoặc làm việc tại những công trường.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 28

Khi được chúng tôi hỏi nghĩ gì về môi trường làm việc tại Foxconn, như tốt hơn hay tệ hơn thì Chen trả lời “Nói thật thì môi trường làm việc nào cũng tương tự nhau, cũng là đều kiếm tiền để sống.”

Có lẽ biệt tài khác của Chen là uống bia, chỉ trong vòng vài giờ, cậu ấy đã uống hơn chục chai bia. Hơn phân nửa thời gian Chen luôn là người nói chuyện, còn Zhang chỉ chăm chú trên chiếc điện thoại của mình.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 29

Cả hai chia sẻ, trong một thành phố nhỏ mà người thì lại quá đông như vậy, mọi người thường chọn cách giải khuây khác nhau. Như có người sẽ chơi bida tại một quán bar gần đó, có người lại chọn đi hát karaoke, chơi thể thao hoặc chơi game trong những quán net. Theo Australian Reseller News, giá đặt chân vào một câu lạc bộ là 1,60 USD.

Cả Zhang và Chen đều thích “chiến” game trên điện thoại, game mà họ thường “cày” là trò Honor of Kings, đây là trò chơi nổi tiếng tại Trung Quốc do Tencent (Đằng Tấn) sản xuất. Tuy nhiên, họ cũng chỉ chơi đến khoảng tầm 10 hay 11 giờ đêm vì còn bận phải đi làm vào sáng ngày hôm sau.

Cũng giống như tất cả mọi người, Zhang và Chen cũng đang sống ở nhà khu nhà tập thể dành cho công nhân. Được biết, chính quyền địa phương đã chi khoảng 1 tỷ USD cho việc xây dựng các tòa nhà có thể chứa hơn hàng trăm hàng công nhân làm việc tại các nhà máy. Tuy nhiên, thời điểm chúng tôi đặt chân đến thì phần lớn các tòa nhà này vẫn chưa được xây dựng hoàn chỉnh.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 30

Mỗi phòng ngủ tập thể đều có 8 người ở với giường tầng được sắp xếp gọn gàng. Mức phí phải trả hàng tháng là 25 USD cho tiền nhà và 3 USD cho dịch vụ Internet. Bởi vì mọi người thường làm trái ca nhau thế nên ít khi nào trong phòng mới có dịp đông đúc.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 31

Vào tháng 12 năm ngoái, một công nhân tại Foxconn đã chia sẻ những bực dọc của mình với tờ South China Morning Post. Theo đó, do phải đi làm các ca xen kẽ, những công nhân tại công ty ít khi nào có được giấc ngủ ngon.

Điều kiện sống và làm việc tại Foxconn hay những nhà máy sản xuất khác tại Trung Quốc, cũng là một trong những chủ đề đã được bàn cãi từ lâu. Vào năm 2012, một nhóm nhân viên tại Foxconn đã đình công để phản đối tình trạng thiếu vệ sinh và thực phẩm kém chất lượng tại nhà máy. Theo một báo cáo cho biết, tại trụ sở Foxconn đặt ở Thâm Quyến, bao quanh khu nhà tập thể của công nhân chỉ toàn rác và bốc mùi hôi thối.

Nếu không thích những căn phòng tập thể hay vì đã có gia đình, nhiều người có thể chọn thuê phòng riêng với mức giá 65 USD hàng tháng. Tuy nhiên, không có nhiều người chọn giải pháp này.

Mặc dù, hiện giờ Chen cũng đã lập gia đình như Hu, tuy nhiên bạn đời của cả hai người đều sống “khác nơi trái chỗ”. Chồng của Hu thì làm ở một nhà máy khác, trong khi đó vợ của Chen lại sống tại quê nhà, gia đình của cả hai chỉ có dịp gặp nhau mỗi khi cuối tuần hay các ngày nghỉ lễ đến.

Thông thường, các công nhân hay giải quyết bữa sáng và tối ở các hàng quán ven đường, bữa trưa thì ăn tại Foxconn. Thức ăn mà mọi người hay sử dụng cũng gần giống như nhau, như thịt xiên, mì, cá hay rau củ. Các buổi ăn tại tại Foxconn thường khoảng tầm giá 1 USD, trong khi đó, những bữa ăn bên ngoài thường có giá từ 1,30 USD đến 3,15 USD, tùy theo khẩu phần ăn mà người dùng lựa chọn.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 32

Cả Chen và Zhang đều không mấy quan tâm về sự phát triển của nền kinh tế hay tương lai phía trước. Khi chúng tôi hỏi cậu hy vọng gì ở tương lai, Zhang chỉ khẽ nhún và mãi một lúc lâu sau mới trả lời “Bất cứ cơ hội nào tốt cũng đều là tương lai.” Ở tuổi 27, Zhang dường như đang dần buông xuôi cả tương lai phía trước của mình.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 33

Chen cũng tương tự, cậu cho biết “Cuộc sống ở nông thôn cực kỳ đơn giản, chẳng mấy ai bận tâm đến mấy chuyện xa vời này. Ngay cả bản thân tôi cũng không biết sẽ làm việc ở đây cho đến khi nào, tuy nhiên nếu có cơ hội tốt, tôi sẽ chớp lấy thời cơ”, Chen chia sẻ.

Điều đáng buồn là cơ hội tốt mà cả hai nói đến không phải là một nghề nghiệp khác hay sở hữu một của hàng. Trong mắt cả Zhang và Chen, một cơ hội tốt đồng nghĩa với việc vẫn làm công nhân nhưng ở các nhà máy có mức lương cao hơn, làm việc ít hơn hay được sống gần gia đình hơn.

Một nhân viên khác khi được hỏi câu hỏi tương tự đã trả lời South China Morning Post, anh hy vọng mình sẽ sớm rời khỏi Foxconn, sớm nhất là trong khoảng năm nay. Sau đó, anh sẽ sử dụng kỹ năng và kinh nghiệm của mình đã họ tại Foxconn để ra mở một tiệm sửa chữa điện thoại.

Cũng giống như anh, một số người khi được hỏi đã chia sẽ rằng họ sẽ sớm tự kinh doanh. Ở Thâm Quyến, có rất nhiều những người khởi nghiệp thành công xuất thân từ những nhân viên làm việc tại các nhà máy. Chính vì lý do này, Thâm Quyến còn được biết đến như Thung Lũng Silicon của quốc gia Trung Quốc.

Tuy nhiên, cũng giống như Zhang và Chen, ước mơ của mọi người thường cực kỳ đơn giản.

Một bạn trẻ làm tại Foxconn thừa nhận với tờ báo rằng “Tôi không có quá nhiều mơ ước xa vời. Tất cả những gì tôi muốn là được ở cùng người mình yêu và chẳng cần phải bận tâm về nỗi lo cơm, áo, gạo, tiền.”

Chen chia sẻ, hầu hết những nhân viên tại đây đều phải phụ giúp chi phí cho gia đình. Đa số họ đều đã lập gia đình và có con hoặc có cha mẹ già cần phải chăm lo. Nếu tiết kiệm, đa số mọi người đều có thể giữ được khoảng 75% mức lương hàng tháng, để gửi về gia đình hay để dành cho tương lai sau này. Tuy nhiên, đa số mọi người đều sử dụng số tiền này để mua bia và thức ăn.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 34

“Chúng tôi có lịch sử 5.000 năm văn hoá, và tất nhiên là tôi có bổn phận phải chăm sóc cha mẹ của mình”, Chen nói.

Khi được hỏi về điều kiện làm việc tại Foxconn, đa số những người thực hiện phỏng vấn đều trả lời rằng nhà máy này không tệ như những nhà máy khác, thậm chí là có phần tốt hơn. Theo Li, một nhân viên giám sát chất lượng lắp ráp iPhone tại các dây chuyền sản xuất cho biết, làm việc ở Foxconn có phần ổn định hơn những nhà máy khác tại Trung Quốc.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 35

“Đa số những nhà máy khác tại Trung Quốc đều trả trễ lương cho nhân viên hay thậm chí là quỵt lương của họ. Còn ở đây, tôi chắc chắn sẽ được thêm tiền nếu làm việc tăng ca”, Li chia sẻ.

Thế nhưng, không phải bất cứ công nhân nào cũng may mắn như Li. Trong một báo cáo từ CNN năm 2012, những công nhân mắc lỗi thường bị xúc phạm bởi các quản lý. Cũng theo báo cáo từ The Guardian vào năm ngoái, quản lý sẽ có quyền bắt nhân viên vi phạm đọc bản kiểm điểm trước tất cả các đồng nghiệp của mình.

Theo nhiều người nhận định, thực trạng này đã tạo nên một nền “văn hóa câm lặng” trong công ty, nơi mà nhiều nhân viên không có tiếng nói bởi vì họ biết mình có thể dễ dàng bị thay thế. Theo thống kê của Cục lao động Mỹ, vào năm 2009, tại trung Quốc có đến 99 triệu người lao động làm việc tại các nhà máy. Con số này có thể đã tăng dần qua các khoảng thời gian.

Zhang không đồng tình với ý kiến cho rằng điều kiện làm việc của nhân viên không được tốt. Theo cậu “Chúng tôi không hề bị bắt ép phải làm gì cả. Nếu cảm thấy không muốn làm việc hoặc muốn đi du lịch, bạn có thể nghỉ. Thật dễ dàng để nghỉ việc nhưng tất nhiên là bạn sẽ không được trả lương. Nếu muốn, bạn cũng có thể dễ dàng tìm những công việc khác.”

Qua cuộc trò chuyện với cả những nhân viên hiện tại lẫn các cựu nhân viên đã làm việc trước đó, có thể thấy thực trạng làm việc tại Foxconn không quá tồi tệ như hầu hết mọi người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, nó cũng không tốt như cái cách mà Apple hay Foxconn vẫn thường hay miêu tả.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 36

Theo Keegan Elmer - Đại diện của Tổ chức phi chính phủ chuyên đấu tranh cho quyền lợi của người lao động - China Labour Bulletin tại Hồng Kông chia sẻ “Đây không chỉ là thực trạng của riêng Foxconn, đây còn là thực trạng của hầu hết những công ty điện tử tại Trung Quốc.”

“Tiền lương thấp, phải làm nhiều giờ, điều kiện làm việc tồi tệ. Ngành công nghiệp này cứ như một vòng tròn lẩn quẩn, nhanh chóng sa thải rồi lại tiếp tục tuyển dụng nhân viên. Đối với những công việc phổ thông, học viên hay lao động tạm thời chiếm phần lớn số lượng những người làm việc”, ông cho biết thêm.

Khó khăn là thế, nhưng điều đó không ngăn cản được những người như Zhang và Chen cố gắng sống tốt cuộc đời của mình. Khi buổi chuyện trò kết thúc, Chen đã đứng dậy và giành thanh toán số tiền của buổi ăn tối, trong đó bao gồm cả những chai bia và thức ăn mà bọn tôi đã gọi. Theo cậu, mọi người gặp được nhau cũng ắt hẳn vì duyên. Chúng tôi không để anh ấy làm điều này vì buổi tối 20 USD đã gần đủ để anh ấy trả tiền thê nhà trong 1 tháng. Tuy nhiên, sự rộng rãi của anh ấy khiến chúng tôi vô cùng cảm kích.

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 37

Khi chúng tôi hỏi cô Liu - chủ quán ăn mà chúng tôi đang ngồi, liệu cô có nghĩ rằng những công nhân làm việc tại Foxconn có vui vẻ hay không, cô chỉ cười vào bảo rằng: “Thật sự là chúng tôi cũng chẳng vui vẻ gì đâu, không một ai vui vẻ cả. Cuộc sống vốn dĩ là vậy mà! Chúng tôi bắt buộc phải làm những việc này để kiếm sống qua ngày. Ai cũng phải làm việc xuyên suốt ngay cả khi thời thiết nóng như lửa đốt.”

Đột nhập 'thành phố iPhone' nơi 500.000 chiếc iPhone ra đời mỗi ngày Ảnh 38

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Hotgirl Quỳnh Trương gợi ý 3 hoạt động Giáng sinh ý nghĩa cùng người thân và bạn bè
Bộ ảnh ngược dòng thời gian cùng cô nàng Lọ Lem