Công Nghệ

'Đội quân' công nhân nữ sản xuất iPhone tại Ấn Độ với đồng lương đủ mua 3 bát phở mỗi ngày

Lê Nam Khánh
Chia sẻ

Foxconn đang mở rộng sản xuất sang Ấn Độ trong nỗ lực đa dạng hoá và giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.

Vào một buổi sáng mùa hè nóng ẩm, hàng chục chiếc xe buýt dừng trước một hàng dài các toà nhà màu xanh ở Andhra Pradesh, một bang ở phía Nam Ấn Độ.

Những người phụ nữ mặc trang phục salwar kameez nhiều màu xuống xe. Những chiếc khăn quàng cổ của họ bay lên trong gió khi đi qua bụi cây dâm bụt và những tấm áp phích khẳng định: “Mục tiêu của chúng tôi là không có bất kì vụ tai nạn nào”.

Ca đêm ở nhà máy điện thoại di động của Foxconn Technology Group thuộc thanh phố Sri đã kết thúc và hàng nghìn phụ nữ trẻ đang vào nhà máy để thay ca. Một trong số đó là Jennifer Jayadas, một phụ nữ cao, gầy, 21 tuổi, sống cách đó vài dằm trong một căn chòi hai phòng thậm chí không có nước sinh hoạt.

Jennifer Jayadas, giữa, tại trạm thử nghiệm thiết bị. (Ảnh: Karen Dias/Bloomberg)

Sau khi dùng bữa sáng miễn phí với bánh mì và khoai tây ăn kèm cà ri, cô đội một chiếc mxu trắng, mặc đồ bảo hộ lao động, đi giauf chống tĩnh điện và đeo găng tai. Jayadas đến chỗ làm việc của mình ở một khu vực thử nghiệm thiết bị, nơi cô sẽ dành 8 giờ tiếp theo để đảm bảo các nút điều chỉnh âm lượng, khả năng rung và các tính năng khác của một chiếc điện thoại hoạt động hoàn toàn bình thường. “Smartphone từng được sản xuất ở Trung Quốc”, cô nói. “Giờ thì chúng tôi sản xuất nó ở đây”.

Liên tục mở rộng

Foxconn, còn được biết đến với tên gọi Hon Hai Precision Industry Co, mở nhà máy đầu tiên ở Ấn Độ bốn năm trước. Hiện tại, Foxconn đang vận hành hai nhà máy lắp ráp tại đây với mục tiêu mở rộng và mở mới thêm hai nhà máy khác. Ấn Độ đang trở thành một trung tâm sản xuất quan trọng của công ty Đài Loan này trong bối cảnh mong muốn đa dạng hoá chuỗi cung ứng ra bên ngoài Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh thương chiến Mỹ - Trung nóng bỏng.

Công nhân đến nhà máy bằng xu buýt cho ca làm việc bắt đầu từ 6 giờ sáng. (Ảnh: Karen Dias/Bloomberg)

Đến trung tuần tháng 12 tới, những thiết bị quan trọng nhất của Apple, trong đó bao gồm iPhone, nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ chính thức bị ông Donald Trump áp hàng rào thuế quan.

“Một nguyên tắc kinh doanh rất tốt là không bỏ trứng vào một giỏ,” Josh Foulger, người đứng đầu mảng vận hành Foxconn Ấn Độ, chia sẻ. “Chúng tôi phải tìm những phương án thay thế khả thi và đáng tin câyh. Địa điểm thay thế cũng phải có tính cạnh tranh cao. Chúng tôi không thể sản xuất điện thoại di động ở Mexico. Nó có thể có ích 10 năm trước nhưng giờ thì không”.

Công nhân ăn sáng ở canteen nhà máy trước khi bắt đầu ca làm việc. (Ảnh: Karen Dias/Bloomberg)

Foulger, 48 tuổi, sinh ra và lớn lên ở Chennai và theo học Đại học Texas trước khi trở về Ấn Độ và tham gia vào quá trình phát triển nhà máy cho Nokia. Ông gia nhập Foxconn 4 năm trước để hỗ trợ người sáng lập Terry Gou phát triển nhà máy tại Ấn Độ, giờ đang là thị trường smartphone phát triển nhanh nhất thế giới.

Nhà máy đầu tiên của Foxconn được phát triển ở Sri City vào năm 2015. Đây là một đặc khu kinh tế nơi hàng hoá có thể được xuất, nhập khẩu. Nhà máy của Foxconn có khoảng 15.000 nhân sự, 90% trong số đó là phụ nữ - và thực hiện lắp ráp sản phẩm cho nhiều đối tác, trong đó có Xiaomi. Vài tháng trở lại đây, nhà máy này bắt đầu thử nghiệm và lắp ráp iPhone X. Những chiếc điện thoại này sẽ được bán ở Ấn Độ trước, sau đó sẽ được xuất khẩu.

Một nhân viên kiểm tra camera trên điện thoại. (Ảnh: Karen Dias/Bloomberg)

Nhà máy điện thoại di động thử hai được mở vào năm 2017 tại Sriperumbudur, cách nhà máy ở Sri City khoảng 2 giờ lái xe. Nó có khoảng 12.000 nhân công và thực hiện tự động hoá một phần. “Tới năm 2023, cả hai nhà máy này sẽ tăng quy mô và chúng tôi sẽ mở thêm hai nhà máy nữa,” Foulger chia sẻ.

Foxconn hiện vẫn đang nhập khẩu nhiều linh kiện từ Trung Quốc, song hi vọng một ngày nào đó có thể sản xuất màn hình và bảng mạch từ địa phương. Foulger đang có kế hoạch sản xuất một phần ba smartphone cho thị trường di động địa phương và 10% thị phần toàn cầu (tăng lên từ 2,5% hiện tại). Ông cũng muốn mở rộng mặt hàng sản xuất, bao gồm cả loa thông minh Amazon Echo. “Hiện tại, Ấn Độ mới chỉ sản xuất cho Ấn Độ nhưng sớm thôi chúng tôi sẽ sản xuất cho thế giới.”

Có nhiều lý do đằng sau sức hút của Ấn Độ với các ông lớn sản xuất, lắp ráp: chi phí nhân công rẻ bằng một phần hai ở Trung Quốc, nhiều kĩ sư tài năng và chính phủ hỗ trợ.

Thủ tướng Ấn Độ đang muốn giảm tỉ lệ thất nghiệp tại quốc gia này trong khi đó chiến lược “Make in India” cũng mong muốn biến Ấn Độ thành một công xưởng hấp dẫn của thế giới. “Kế hoạch là mở rộng ngành sản xuất di động của Ấn Độ với giá trị 25 tỉ USD thành giá trị 400 tỉ USD vào năm 2024,” Pankaj Mahindroo, người đứng đầu Hiệp hội Viễn thông và Điện tử Ấn Độ, nói. “Một phần lớn trong số đó sẽ là để xuất khẩu.”

Công nhân ở nhà máy Foxconn Sriperumbudur. (Ảnh: Karen Dias/Bloomberg)

Không hề dễ dàng

Khoảng 700.000 công việc liên quan đến sản xuất và lắp ráp điện tử đã được tạo ra kể từ khi dự án Make in India hoạt động. Nhân công lành nghề trong lĩnh vực như thiết kế công nghiệp đang rất thiếu. Trong khi đó, Ấn Độ cũng không có chuỗi cung ứng đầy đủ cho nhiều linh kiện quan trọng như pin, bán dẫn và vi xử lý. “Ấn Độ chưa chín muồi” Anshul Gupta, nhà nghiên cứu cao cấp thuộc Gartner, Ấn Độ, nói. “Song mọi thứ đang dần định hình. Ấn Độ có thể cải thiện năng lực sản xuất và giúp thế giới giảm phụ thuộc vào Trung Quốc.

Foxconn là một phần quan trọng trong công cuộc chuyển đổi thành một ông lớn sản xuất và họ hoàn toàn có thể giúp Ấn Độ làm được điều tương tự. Song Trung Quốc phải mất tới 30 năm cho hành trình này.

Để bắt kịp, chính phủ Ấn Độ và lĩnh vực tư nhân phải đầu tư mạnh vào giao thông và hạ tầng khác. “Khi Trung Quốc làm được điều này, chuỗi cung ứng toàn cầu đã phân mảnh và không có một Trung Quốc nào khác,” Andrew Polk, thành viên sáng lập của công ty tư vấn Trivium China, nói. “Ấn Độ không những phải làm đúng mà còn phải làm tốt hơn Trung Quốc, thương chiến Mỹ - Trung chỉ là một lợi thế nhỏ.” Trung Quốc cũng có lợi thế ở việc phát triển mà không lo ngại nhiều về ảnh hưởng môi trường. Với quan ngại về biến đổi khí hậu như hiện nay, Ấn Độ không thể làm điều tương tự.

Josh Foulger. (Ảnh: Karen Dias/Bloomberg)

Hai thập niên làm việc trong lĩnh cực chuỗi cung ứng, Josh Foulger hiểu hơn ai hết những thách thức ở Ấn Độ. Thiếu nước là một trong số đó.

Josh Foulger cũng quyết định từ rất sớm chỉ tuyển dụng hầu hết phụ nữ. Nhà máy với công nhân nữ không lạ ở Trung Quốc song lại là điều bất thường ở Ấn Độ nơi phụ nữ nông thông thường ở nhà lo công việc trồng trọt và việc nhà. Phụ nữ trong vùng thậ chí còn không được làm việc ca đêm ở nhà máy cho tới khi chính phủ can thiệp bốn năm trước.

Mẹ Josh Foulger chính là người thuyết phục ông mang cơ hội đến cho phụ nữ. Bà nói với Josh Foulger rằng phụ nữ tò mò, chăm chỉ và quyết tâm nhưng gia đình đã ngăn cản con được học vấn của họ. Nhiều người bị ép đi làm từ rất sớm hoặc kết hôn.

Công nhân nữ đang được đào tạo. (Ảnh: Karen Dias/Bloomberg)

Foulger nói hầu hết nhà máy ở Ấn Độ đều thích tuyển nam giới hơn, vì thế ông dễ đạt được mục tiêu tuyển dụng của mình hơn. Dù vậy, ông cũng phải thực hiện một số thay đổi, ví dụ như điều chỉnh nhiệt độ nhà máy lên 26 độ C vì hầu hết công nhân nữ đầu chưa từng trải qua nhiệt độ này.

Foulger còn phải tính đến những vấn đề liên quan đến vệ sinh, đảm bảo an ninh cho nữ giới, thuê xe buýt cho những công nhân ở xa. Dù vậy, ông khẳng định mọi thứ rất xứng đáng vì “phụ nữ chăm chỉ và coi trọng cơ hội được trao”.

Một số hình ảnh từ nhà máy Foxconn Ấn Độ. (Ảnh: Karen Dias/Bloomberg)

Khác với điều kiện làm việc khắc nghiệt từng nhận được nhiều chỉ trích ở Foxconn Trung Quốc, nhà máy Ấn Độ dường như lại ôn hoà hơn khi tất cả những gì các công nhân phàn nàn là sự đơn điệu trong công việc với thu nhập vượt qua ngưỡng ngào. Jayadas nói cô nhận được 9.0000 repee mỗi tháng (khoảng 130 USD), miễn phí xe buýt và hai bữa ăn mỗi ngày.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Nam Khánh

Tin mới nhất