Chúng ta đang sống trong những khoảnh khắc đầu tiên của Năm mới Âm lịch Mậu Tuất 2018. Nếu đang cần một chút hứng khởi để khởi đầu một năm mới với nhiều thử thách nhưng ẩn đằng sau là không ít cơ hội, câu chuyện về sự ra đời của hai trong số những ứng dụng thành công nhất lịch sử Angry Birds và WhatsApp chắc chắn sẽ giúp bạn có thêm động lực để cố gắng.
Angry Birds đã ra đời thế nào hay đằng sau tựa game được tải về 3 tỷ lần là bao nhiêu sự cố gắng?
Đây có vẻ là một câu chuyện quen thuộc với rất nhiều công ty khởi nghiệp. Ba anh chàng mở một công ty và hy vọng sẽ tạo ra một tựa game ăn khách. Sau 5 năm hoạt động cùng 51 tựa game, không tựa game nào trong số đó đạt được thành công đáng kể trong khi đó nguồn vốn đang dần cạn kiệt. Trong khi đối mặt với khả năng phá sản, Rovio tiếp tục cố gắng và mong muốn phát hành thêm một tựa game nữa. Rovio yêu cầu các nhà thiết kế của mình phát triển 10 ý tưởng mỗi ngày.
Đó là năm 2009. Ngày qua ngày và nguồn vốn cạn dần, Rovio quyết định cho một ý tưởng hoặc “ăn cả” hoặc “ngã về không”: phát triển một trò chơi cho thiết bị mới đang hot - iPhone.
Mỗi ngày, các nhà phát triển game đều phát triển các ý tưởng mới và trình bày trước ban quản trị. Hầu hết trong số đó đều không được quyền. Chúng hoặc quá rắc rối, hoặc quá đơn giản hoặc quá nhàm chán. Đó là thời gian khi nhà thiết kế trò chơi 30 tuổi của Rovio có tên Jaakko Iisalo đang ở nhà một mình còn vợ anh đang ra ngoài.
Iisalo ngồi chơi một số tựa game như một sở thích cá nhân lúc rảnh rỗi. Lúc này, một ý tưởng bất ngờ lóe sáng. Iisalo vội vàng mở Photoshop và phác họa hình ảnh một chú chim với lông mày lớm, không có châm và vẻ mặt đầy tức giận. Khi vợ về nhà tối hôm đó, Iisalo không hề kể về ý tưởng của mình. Thế nhưng khi cho ban quản trị xem hình ảnh chú chim này, mặc dù chưa ai biết trò chơi sẽ xoay quanh điều gì, cơ chế chơi ra sao, nhưng tất cả mọi người đều ý nó thật khó có thể cưỡng lại.
Trò chơi thứ 52 của Rovio Angry Birds được ra mắt sau đó và tất cả đã trở thành lịch sử.
Quá nghèo để thành công? Người sáng lập WhatsApp đã đi từ người sống dựa vào phúc lợi xã hội đến tỷ phú như thế nào?
Đó là năm 1992 ở Ukraine, một trong những thời kì kinh tế đen tối nhất. Jan Koum khi đó 16 tuổi. Mong muốn tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn, mẹ con Koum quyết định nhập cư vào Mỹ. Khi ấy, không có nhiều điều đón đợi hai người ở Mountain View, nhưng một khoản trợ cấp xã hội đã giúp họ có tem phiếu đồ ăn và một cơ hộ. Koum làm người dọn dẹp tại một cửa hàng tạm hóa trong khi đó mẹ cậu trông trẻ. Cha của Koum vẫn ở lại và dự định sẽ đến Mỹ sau đó.
Đến năm 18 tuổi, Koum biết mình muốn học lập trình và cách rẻ nhất để học là tự học bằng sách vở. Thiếu tiền mua sách, Koum mua chúng từ một hiệu sách cũ và trả lại khi đã học xong. Vừa học vừa làm, Koum nhanh chóng nhận ra mình chán ghét việc học và vì thế anh bỏ họ và tìm một công việc tại Yahoo nơi anh gặp một người đồng nghiệp là Brain Acton.
Mẹ Koum qua đời vào năm 2000 trong khi đó cha cậu cũng mất vào năm 1997 tại Ukraine. Trong những năm tháng cô đơn, Koum nhận ra Acton là một người bạn thật sợ, cùng cậu đi qua những khó khăn của việc mất hết khoản đầu tư khi bong bong “chấm-com” vỡ. Cả hai cũng không còn hứng thú với Yahoo.
Năm 2007, Koum và Acton cùng rời Yahoo nhưng không chắc mình sẽ làm gì tiếp theo. Họ dành một năm nghỉ ngơi để đi du lịch vòng quanh Nam Mỹ để làm mới đầu óc. Thế nhưng không có một ý tưởng nào nảy ra trong đầu họ cho đến tháng 1 năm 2009 khi Koum mua một chiếc iPhone. Lúc đó, App Store mới chỉ được ra mắt vài tháng trước đó nhưng Koum nhận ra tiềm năng của nó. Koum nghĩ về việc phát triển một ứng dụng.
Koum giải thích ý tưởng của mình với Acton: hiển thị cập nhật trạng thái bên cạnh số điện thoại của bạn bè trong danh bạ. Trạng thái này sẽ hiển thị nếu người này đang khả dụng, đi đâu đó, pin điện thoại đang yếu… Lúc đó, Koum có thể lập trình phần nền tảng nhưng vẫn cần một lập trình viên iPhone. Về sau, Koum tìm được một lập trình viên người Nga trên một trang làm việc tự do.
Một tháng sau, ứng dụng được hoàn thành nhưng Koum vẫn phải giải quyết rất nhiều lỗi phát sinh và khi ấy anh cũng thừa nhận rằng có lẽ đã đến lúc mình cần đi tìm việc. Acton thuyết phục Koum dành thêm một vài thành nữa. Không một ai sử dụng ứng dụng của Koum ngoại trừ bạn bè anh cho đến tháng 6 năm 2009 khi Apple giới thiệu tính năng đẩy thông báo (push notification). Giờ đây khi một người thay trạng thái, tất cả bạn bè sẽ được được thông báo.
Lúc này, Koum nhận ra mình đã tạo ra một ứng dụng nhắn tin tức thời. Khi phiên bản thứ 2 trình làng, nó nhanh chóng thu hút được 250.000 người dùng. Đến nay, WhatsApp vẫn là một trong những ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất thế giới và được Facebook mua lại trong một trong những thương vụ lớn nhất làng công nghệ.