De Havilland Comet
De Havilland Comet bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1952. Thời điểm đó, dòng máy bay này nhận được nhiều đánh giá tích cực bởi tốc độ cao, thiết kế gọn gàng và được xem là một cột mốc của công nghệ hàng không. Một vài vụ tai nạn nhỏ của dòng máy bay này thời điểm mới đi vào hoạt động được cho là đến từ một lỗi thiết kế cánh máy bay, thế nhưng nó đã được khắc phục nhanh chóng sau đó,
Giữa mùa hè năm 1953 và mùa xuân năm 1954, ba chiếc Conet vỡ trong không trung và chiếc máy bay này đã bị chính phủ Anh cấm trong năm 1954.
Về sau, lý do máy bay bị vỡ là do kim loại bị nén ép cùng một trong những nguyên nhân đến từ thiết kế hình vuông của cửa sổ trên thân máy bay. Comet sau đó được thiết kế lại với thân máy bay dày hơn cùng cửa sổ hình oval trước khi được đưa vào hoạt động trở lại.
Không may cho Comet, vào thời điểm đó, dòng máy bay Boeing7070 và Douglas DC-8 của Mỹ đã bắt đầu thu nhận được nhiều tiếng vang hơn. Chỉ hơn 100 chiếc Comet được phát triển từ những năm 50 đến đầu những năm 60 của thế kỉ trước. Những phiên bản sau đó của Comet tiếp tục hoạt động cho đến đầu những năm 80.
McDonnell Douglas DC-10
Ba chiếc McDonnell Douglas DC-10 đi vào hoạt động trong năm 1971 như một đối thủ của dòng Boeing 747. Thế nhưng ngay từ ban đầu, chiếc máy bay này đã bị bủa vây bởi nhiều vấn đề.
Năm 1972, một chiếc máy bay DC-10 gần như mới mang số hiệu Flight 96 của hãng hàng khôgn American Airlines đã phải thực hiện hạ cánh khẩn cấp ở Detroit sau khi bị mất áp suất trong cabin vì cửa khoang để hàng bị thổi tung trên khôgn trung. Một vài hành khách bị thương vị sự cố này nhưng may mắn không có thiệt hại về người.
Hai năm sau đó, một chiếc DC-10 khác thuộc hãng hàng không Turkish Airlines cũng gặp phải một vấn đề tương tự. Tuy nhiên, tồi tệ hơn, ở sự cố lần này, chiếc máy bay đã bị mất khả năng điều khiển khiến toàn bộ 346 hành khách và thành viên tổ lái có mặt đều thiệu mạng.
“Vận đen” của dòng máy bay này vẫn chưa dừng lại.
DC-10 bị cấm tạm thời vào năm 1979 khi một quy trình bảo trì hời hợt đã khiến một động cơ rơi khỏi cánh của một chiếc máy bay của hãng American Airlines. Toàn bộ 271 có mặt trên chuyến bay đó đã thiệt mạng vì tai nạn này, kèm theo hai người khác ở dưới mặt đất.
Dù vậy DC-10 vẫn có mặt trong đội máy bay của American, United, Continental và Northwest Airlines. Mãi phải tới năm 2014 nó mới chính thức được dừng sử dụng trong vai trò máy bay chở khách. Dù vậy, DC-10 vẫn được nhiều hãng vận chuyển hàng hoá, ví dụ như FedEx, tận dụng.
Airbus A320
Airbus A320 là dòng máy bay làm nên tên tuổi của Airbus. Kể từ khi được giới thiệu vào giữa những năm 80 của thế kỉ trước, chiếc máy bay này đã trở thành dòng máy bay bán chạy thứ 2 trong lịch sử ngành hàng không, chỉ sau Boeing 737. Điểm nhấn của dòng máy bay là hệ thống điều khiển thông qua máy tính. Ở thời điểm ra mắt, dù vậy, có nhiều nghi ngờ về vấn đề liệu chăng ngành hàng không đã sẵn sàng cho một mức độ tự động cao đến vậy.
Vấn đề con người - máy móc thậm chí còn được đẩy lên cao trào hơn sau khi chuyến bay Flight 296 của Air France gặp tai nạn. Đây thực tế là một chuyến bay trình diễn được thực hiện để quảng bá khả năng của dòng A320 vào năm 1988 với số người thiệt mạng là 3 người.
“A320 có một số tính năng mới có thể đã khuyến khích sự tự tin thái quá với các phi công,” các nhà điều tra viết trong báo cáo cuối cùng.
Dù vậy, danh tiếng của dòng máy bay này đã phục hồi dần trong suốt ba thập niên vừa qua.
Boeing 737 Max
Boeing 737 Max bắt đầu chở khách từ năm 2017 và trong một năm rưỡi đầu tiên của vòng đời dòng máy bay này nó không vướng vào bất kì rắc rối nào.
Dù vậy, vào ngày 28 tháng 10 năm 2018, một chiếc Boeing 737 Max 8 thuộc sở hữu của Lion Air đã gặp tai nạn sau khi cất cánh từ Jakarta, Indonesia khiến 189 người chết. Vào ngày 10 tháng 3 vừa qua, một chiếc 737 Max 8 gần như mới khác cũng gặp nạn sau khi cất cánh chỉ 5 phút. Mang số hiệu ET302 và thuộc hãng hàng không Ethiopian Airlines, chuyến bay định mệnh này đã lấy đi sinh mạng của 157 người.
Những báo cáo ban đầu về vụ tai nạn của Lion Air cho thấy khả năng cao là hệ thống đọc cảm biến sai sót đã kích hoạt Hệ thống Tăng cường Tính năng Điều khiển bay (MCAS) chỉ một thời gian ngắn sau khi máy bay cất cánh. Giới quan sát nghi ngại rằng một vấn đề tương tự cũng xảy đến với chuyến bay của Ethiopian Airlines.