Mặc dù con người thậm chí còn chưa đặt chân lên sao Hỏa, nhưng có vẻ như NASA đã bắt đầu chuẩn bị cho kế hoạch sinh hoạt tồn trên Hành tinh Đỏ. Gần đây, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ mới đây đã phê duyệt dự án Marsha (Mars Habitat) của AI SpaceFactory, đơn vị chiến thắng kết quả của cuộc thi 3D Printed Habitat Challenge do NASA tổ chức.
Vào năm 2015, NASA đã phát động một cuộc thi thiết kế 3D Printed Habitat Challenge, yêu cầu các kiến trúc sư và chuyên gia công nghệ thiết kế một ngôi nhà phù hợp để cho con người sống trên sao Hỏa. Theo quy định của NASA, những ngôi nhà dự thi phải phù hợp để in 3D và họ sẽ trang bị các máy in cỡ đại để làm điều này, nhằm đảm bảo con người có “chỗ ăn, chỗ ở” khi đặt chân đến Sao Hoả.
Mãi cho đến gần đây, cuộc thi cũng gọi tên người thắng cuộc là dự án Marsha (Mars Habitat) của AI SpaceFactory, một hãng kiến trúc và công nghệ chuyên về các hành tinh vũ trụ, có trụ sở tại thành phố New York. Đây được xem là ý tưởng thiết kế xuất sắc nhất khi vượt qua 60 đội khác để giành vị trí quán quân trong cuộc thi và được trao thưởng 500.000 USD.
Theo AI SpaceFactory, thiết kế các ngôi nhà trông giống tổ ong nhưng thẳng đứng, với chiều dài khoảng 4,5 m và đường kính 2,4 m. Nhờ có thiết kế tối ưu cho việc xây dựng, nên người ta chỉ cần khoảng 30 giờ là in xong ngôi nhà, và thể là con người sẽ có nơi dung thân trên sao Hoả. Chưa kế, thiết kế này cho phép tối ưu hóa cho áp suất khí quyển và các áp lực không gian khác, cũng như giúp tối đa hóa diện tích sàn sử dụng.
Theo CNBC, con người chỉ sử dụng các vật liệu từ bề mặt sao Hỏa để xây nhà. Bằng cách tạo ra một hỗn hợp mới của sợi bazan (có nguồn gốc từ bề mặt hành tinh) và sinh học tái tạo (có nguồn gốc từ thực vật được trồng trên sao Hỏa ), ngôi nhà sẽ cho kết cấu vững hơn cả bê tông tại Trái đất.
Ngôi nhà sẽ được chia thành bốn tầng, với một “khu vực để xe” ở tầng trệt, phòng thí nghiệm và nhà bếp trung tâm ở tầng hai, cabin cá nhân và ao thủy canh ở tầng ba, và một phòng sinh hoạt, giải trí sáng sủa ở tầng thứ tư.
Mỗi tầng có ít nhất một cửa sổ bố trí tại các hướng đối ứng nhau, cho phép các phi hành gia quan sát toàn cảnh 360 độ bên ngoài cũng như đón nhận đủ ánh sáng tự nhiên, mà không phải tiếp xúc với bức xạ có hại. Ngoài ra, hệ thống cầu thang cũng cho phép di chuyển khu vực phía trên, phục vụ hoạt động sửa chữa, bảo trì khi cần.
NASA đã khởi động sáng kiến “Hành trình tới sao Hỏa” vào năm 2010, với mục đích đưa con người vào quỹ đạo quanh sao Hỏa vào đầu những năm 2030. Cho đến gần đây, NASA đã ít nhiều đi đúng hướng.
Nhà sáng lập kiêm chủ tịch SpaceX - Elon Musk cũng từng tiết lộ, có 70% khả năng ông sẽ bay tới và định cư trên Hành tinh Đỏ.