Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Đây là chiếc máy tính đã đưa con người lần đầu đặt chân lên mặt trăng

Mặc dù có sức mạnh tính toán có thể không bằng chiếc điện thoại bạn đang dùng, chiếc máy tính này thể hiện sự đột phá về mặt công nghệ ở thời điểm nó ra mắt.

Liên bang Xô Viết là người đầu tiên đưa vệ tinh và người đầu tiên lên không gian. Vì thế, khi NASA quyết định sẽ trở thành đơn vị đầu tiên đưa con người đặt chân lên mặt trăng, chiếc máy tính thực hiện nhiệm vụ này, với bộ nhớ chỉ 80 kilobyte, thu hút được rất nhiều sự chú ý.

Với những tiêu chuẩn công nghệ như hiện tại, chiếc Apollo Guidance Computer (AGC) có trọng lượng tới gần 32 kg. Các chương trình được ghi vào trong phần cứng một cách thủ công, mà thời đó gọi là “bộ nhớ dây đồng.”

Đây là chiếc máy tính đã đưa con người lên mặt trăng lần đầu tiên.

Thế nhưng, chiếc máy tính này cũng đồng thời là một sự đột phá. Trở lại thời điểm những năm 50 của thế kỉ trước, không có nhiều công nghệ mà NASA có thể phụ thuộc.

“Chính là những công nghệ như thế này đã thúc đẩy được sự ra đời và phát triển của Thung lũng Silicon,” Philip Hattis, hiện đang là nhân viên kĩ thuật của Draper Laboratory (trước đó là MIT Instrumentation Laboratory), chia sẻ.

Là một sinh viên mới tốt nghiệp, ông đã làm việc cùng đội ngũ MIT để phát triển AGC cùng những thách thức khổng lồ. Trong thời đại của những những chiếc máy tính IBM rất lớn, họ cần tạo ra một chiếc máy tính đủ nhỏ để đặt trong tàu vũ trụ với lượng nhiên liệu hạn chế. Ngay cả hiện nay, bạn vẫn phải mất tới 10.000 USD để chuyển khoảng 0,5 kg hàng hoá vào vũ trụ.

Cùng lúc, AGC cũng cần tiêu thụ ít năng lượng nhất có thể. Có thể bạn cũng sẽ bất ngờ khi biết chiếc máy tính này chỉ cần khoảng 70 watt để hoạt động, tương tự một chiếc bóng đèn. Không dừng lại ở đây, nó cũng cần phải đủ bền để chịu được điều kiện khắc nghiệt trong chuyến bay vào vũ trụ.

Chiếc điện thoại của bạn còn mạnh hơn chiếc máy tính đã đưa con người lên mặt trăng.

Xây dựng một chiếc máy tính siêu bền, siêu nhẹ và mang tính đột phá mất rất nhiều thời gian và sức người. Vì thế, khi chiếc AGC hoàn thiện, nhiều công nghệ đi kèm trong nó đã lỗi thời.

Thực tế, trong hành trình Apollo 11, có hai chiếc máy tính được bố trí: một ở phần Command Module nơi những phi hành gia ở trong suốt hành trình và một ở Lunar Module, bộ phận giúp Buzz Aldrin và Neil Armstrong bước xuống bề mặt mặt trăng.

Các phi hành gia sẽ điều khiển chiếc máy tính này thông qua DSKY (viết tắt của “màn hình và bàn phím) mà thực tế là không có gì phức tạp hơn một bàn phím số thông thường. Họ phải nhớ mỗi con số tương ứng với các “danh từ” hoặc “động từ” để tạo ra câu lệnh.

Để dễ hình dung về sức mạnh của AGC, chiếc máy tính này có thể thực hiện khoảng 40.000 lệnh hướng dẫn trong một giây, ít hơn rất nhiều so với con số 10 tỷ của một chiếc máy tính thông thường.

Hiện nay, những chiếc laptop, và thậm chí ngay cả một chiếc bóng đèn cũng có nhiều sức mạnh tính toán hơn so với AGC. Thế nhưng, chiếc máy này hiệu quả và đi trước thời đại là điều không thể phủ nhận. Và nếu như không có chương trình vũ trụ táo bạo này, công nghệ tiêu dùng như chúng ta vẫn biết chưa chắc đã đạt được những bước tiến xa đến vậy.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất
iPhone 18 có thể sử dụng chip A20 do Intel sản xuất
Di Động Việt: Hình thức mua hàng trả chậm không mới