Công Nghệ

Đây chính là thứ có thể khiến bạn không còn muốn mua iPhone trong năm nay

Lê Nam Khánh
Chia sẻ

iPhone 2020 có thể sẽ được trang bị cảm biến ToF cho camera sau, vậy rốt cuộc nó là gì và có tác dụng ra sao?

Còn khoảng hơn một tháng nữa những chiếc iPhone mới mới được Apple trình làng, thế nhưng những tin đồn về iPhone 2020 đã xuất hiện. Một số báo cáo từ nguồn tin uy tín nói rằng iPhone 2020 sẽ được trang bị cảm biến ToF cho camera ở mặt lưng.

iPhone là một chiếc smartphone chụp hình đẹp, thế nhưng thành thực mà nói trong vài năm trở lại đây iPhone đang “hụt hơi” so với các đối thủ như Samsung hay Huawei.

Cảm biến ToF là gì, và nó hoạt động ra sao?

Time-of-Flight (ToF) là khái niệm công nghệ để chỉ việc tính toán khoảng thời gian cần thiết để một thứ gì đó (ví dụ một tia laser, một tia sáng, một chất lỏng hay khí gas) di chuyển từ một khoảng cách nhất định.

Trong trường hợp của cảm biến camera, một tia laser hồng ngoại sẽ được sử dụng để gửi đi một xung nhịp laser. Xung nhịp này sẽ “nảy lại” từ một chủ thể đứng trước nó về phía cảm biến.

Bằng cách tính toán khoảng thời xung nhịp laser quay trở lại, thiết bị có thể xác định được khoảng cách với vật thể. Từ đó, camera có thể dựng lên được một bản đồ 3D về môi trường xung quanh mình.

Ở thời điểm hiện tại, công nghệ nói trên thường được sử dụng trong camera cho một số vật dụng như máy bay không người lái hay xe tự hành. Tuy nhiên, một thời gian trở lại đây, bạn cũng có thể thấy nó bắt đầu được ứng dụng lên điện thoại.

Cảm biến ToF có thể giúp iPhone chụp hình đẹp hơn trong khi đó cải thiện các ứng dụng về thực tế mô phỏng.

ToF khác FaceID như thế nào?

FaceID (hoặc các hệ thống tương tự) sử dụng một máy chiếu tiêu hồng ngoại để phát đi rất nhiều điểm sáng. Sau đó, điện thoại sẽ dùng thông tin từ chúng để phác hoạ một hình ảnh 2D và tính toán một bản đồ có chiều sâu.

ToF hoạt động theo cơ chế khác: bằng cách dùng dữ liệu ToF để tính toán khoảng thời gian những tia laser chạm đế chủ thể, camera ToF có khả năng dựng lên dữ liệu sâu theo không gia ba chiều và theo thời gian thực thay vì dùng bản đồ không gian hai chiều đều xác định không gian ba chiều.

Thực tế này dẫn tới một số lợi ích: nhờ hệ thống phát laser, ToF có phạm vi hoạt động xa hơn rất nhiều so với FaceID của Apple. Bên cạnh đó, về mặt lý thuyết, ToF cũng sẽ mang đến độ chính xác về dữ liệu cao hơn.

Vì sao Apple cần cảm biến ToF?

Tin đồn từ nhà phân tích Ming-Chi Kuo và Bloomberg đều cho biết Apple sẽ bổ sung cảm biến ToF vào những chiếc iPhone trong năm 2020 cho mục đích cải thiện những trải nghiệm liên quan đến thực tế mô phỏng.

Một cảm biến ToF có thể giúp iPhone “quét” được không gian phòng, tạo ra một bản đồ 3D chính xác hơn và tận dụng đều đó để áp dụng các trải nghiệm thực tế mô phỏng sâu sắc hơn phiên bản hiện tại rất nhiều.

Bên cạnh đó, ToF cũng sẽ giúp người dùng có được những tấm hình chụp chân dung xuất sắc hơn nhờ điện thoại với phần hậu cảnh và chủ thể được tách biệt rõ rệt hơn.

Huawei là một trong những nhà sản xuất đã áp dụng ToF trên sản phẩm của mình.

Ai đã dùng công nghệ ToF rồi?

Một số công ty điện thoại đã dùng cảm biến ToF trên chiếc điện thoại của mình. Trong trường hợp của LG, hãng này dùng ToF trong camera trước để tăng cường khả năng chụp hình chân dung và khả năng nhận diện chuyển động.

Huawei trong khi đó áp dụng công nghệ ToF vào camera sau để chụp ảnh xoá phông xuất sắc hơn. Huawei ngoài ra cho biết ToF cũng sẽ giúp điện thoại của hãng này có thể tính toán được chiều cao, chiều sâu, khối lượng và diện tích của các vật thể trong thế giới thực cùng độ chính xác 98.5%.

Đầu năm nay, Sony cũng cho biết đang đẩy mạnh quá trình sản xuất chip ToF.

Chia sẻ

Bài viết

Lê Nam Khánh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất