Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Đầu tư vào startup Đông Nam Á tăng gần gấp đôi bất chấp COVID-19

Thương mại điện tử và fintech là hai lĩnh vực dẫn đầu tăng trưởng đầu tư ở Đông Nam Á.

Đầu tư vào các startup Đông Nam Á tăng mạnh trong quý 2/ 2020 bất chấp các tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19. Trong đó, TMĐT và fintech là nhóm các công ty thu hút được nhiều sự quan tâm nhất trong lúc COVID-19 thay đổi nhiều khía cạnh trong đời sống sinh hoạt và làm việc của người dân, theo Nikkei.

Đầu tư vào startup Đông Nam Á tăng gần gấp đôi bất chấp COVID-19 Ảnh 1
Các startup nhận được nhiều vốn đầu tư nhất Đông Nam Á trong quý 2/ 2020. Ảnh: Nikkei

Theo dữ liệu được DealStreetAsia tổng hợp, giá trị các thương vụ gọi vốn trong khu vực đã tăng 91% lên mốc 2,7 tỉ USD, trong khi đó số lượng giao dịch cũng tăng 59% lên mốc 184. Cùng kì năm ngoái, con số này là 116.

Trong quý 2, nhiều quốc gia thực hiện lệnh phong toả vì dịch bệnh khiến cơ hội gọi vốn bị hạn chế đi khá nhiều. Trong khi những yếu tố bất định ảnh hưởng tới tâm lý nhà đầu tư. Nhiều người lại sẵn sàng xuống tiền.

Đầu tư vào startup Đông Nam Á tăng gần gấp đôi bất chấp COVID-19 Ảnh 2
Số lượng các thương vụ đầu tư ở Đông Nam Á. Ảnh: Nikkei

“Các quỹ đầu tư mạo hiểm đã gọi được lượng vốn lớn trong năm ngoái,” ông Kuo-Yi Lim, đồng sáng lập và đối tác điều hành tại Monk's Hill Ventures, nói với Nikkei. Thực tế diễn ra tại Đông Nam Á cho thấy nhiều thương vụ đầu tư đã được tính đến từ đầu năm hoặc trước đó.

Kể từ giữa những năm 2010, cơn sốt đầu tư vào startup Đông Nam Á đã bùng nổ dưới tác động của Go-Jek và Grab, hai công ty gọi xe lớn nhất trong khu vực. Trong quý đầu năm nay, cả hai công ty này cũng gọi thành công 2 tỉ USD, tương đương 70% đầu tư vào khu vực.

Đầu tư vào startup Đông Nam Á tăng gần gấp đôi bất chấp COVID-19 Ảnh 3
Tiki gọi vốn thành công 130 triệu USD trong quý 2/2020. Ảnh: Nikkei

Dù vậy, bức tranh trong quý II đã khác đi. Dẫn đầu đầu tư trong khu vực là lĩnh vực thương mại điện tử (gọi vốn 691 triệu USD), logistics (gọi vốn 360 triệu USD) và fintech (gọi vốn 496 triệu USD). Điều này cho thấy đại dịch đã tạo cơ hội mới cho một số công ty trong các lĩnh vực khác nhau.

Những startup gọi vốn thành công nhất trong quý II có thể kể đến Tokopedia, startup thương mại điện tử Indonesia, khi nó nhận được 500 triệu USD đầu tư từ Temasek.

Tiki, công ty TMĐT Việt Nam, cũng gọi được 130 triệu USD trong vòng gọi vốn do Northstar Group dẫn dắt. “Chúng tôi đón nhận tăng trưởng mạnh trong nhu cầu mua sắm của người dùng trong đại dịch, đặc biệt là đối với các mặt hàng như khẩu trang, nước rửa tay và nhu yếu phẩm,” ông Ngô Hoàng Gia Khánh, Phó tổng giám đốc Tiki.vn, chia sẻ.

Khi nhu cầu TMĐT tăng cao, mảng logistics và giao nhận cũng đón sóng đầu tư. Ninja Van (Singapore) tuyên bố khoản đầu tư 279 triệu USD hồi tháng 5, trong khi đó Kargo Technologies (Indonesia) nhận được 31 triệu USD.

Công nghệ tài chính (fintech) cũng là ngôi đang lên. Voyager Innovations, công ty đứng đằng sau ứng dụng thanh toán di động Paymaya, gọi được 120 triệu USD hồi tháng 4 từ nhiều nhà đầu tư hiện hữu. Vòng gọi vốn này là vòng gọi vốn đầu tiên mà nó thực hiện thành công từ năm 2018 và đã bổ sung thêm năng lực tài chính để nó có thể cạnh tranh được với Mynt, một dịch vụ được Alibaba đầu tư.

Nikkei nhận định rằng các thương vụ đầu tư startup tại Đông Nam Á có thể sẽ chậm lại trong thời gian tới vì bệnh dịch.

“Dần dầu, chúng tôi nghĩ là vốn đầu tư sẽ bị thắt chặt, đặc biệt ở các giai đoạn sau và thường được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư quốc tế,” ông Lim nói. “Khủng hoảng toàn cầu và hạn chế đi lại sẽ ảnh hưởng đến khẩu vị đầu tự.”

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Vũ Tuấn Anh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Tất tần tật những điều cần biết về ngành Quản lý thể dục thể thao