Công Nghệ

Đâu là loại khẩu trang tốt nhất và tệ nhất trong việc ngăn lây nhiễm COVID-19? Thử nghiệm này sẽ cho bạn câu trả lời

Theo Livescience
Chia sẻ

Thử nghiệm từ các nhà khoa học đến từ Đại học Duke sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi đâu mới là loại khẩu trang giúp hạn chế lây nhiễm COVID-19 tốt nhất.

Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại nhiều quốc gia và khu vực, các tổ chức y tế trên thế giới, đã luôn đưa ra những cảnh báo và cách phòng, chống căn dịch bệnh nguy hiểm này, trong đó khuyến cáo đeo khẩu trang là một trong những biện pháp tuy rất đơn giản nhưng hiệu quả phòng bệnh lại rất cao.

Kể từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát, khẩu trang đã trở thành vật dụng tất yếu của mọi người, bất kể độ tuổi. (Ảnh: Getty Images)

Tuy nhiên việc ngăn bụi, hóa chất hay virus còn tùy thuộc vào từng loại khẩu trang. Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, việc chọn một loại khẩu trang phù hợp để ngăn các giọt bắn từ người khác vào mũi, miệng lại càng được chú trọng hơn. Thế nhưng, đâu mới là loại khẩu trang giúp hạn chế lây nhiễm COVID-19 tốt nhất? 

Thử nghiệm sau đây từ các nhà khoa học đến từ Đại học Duke sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi này.

Thử nghiệm từ các nhà khoa học đến từ Đại học Duke sẽ giúp chúng ta trả lời được câu hỏi đâu mới là loại khẩu trang giúp hạn chế lây nhiễm COVID-19 tốt nhất.

Theo đó, trong một thử nghiệm gần đây, nhà khoa học Eric Westman của Trường Y Đại học Duke và Martin Fischer - Giám đốc một cơ sở chuyên về quang phổ hình ảnh - đã sử dụng các kỹ thuật phân tích đơn giản để kiểm tra hiệu quả của các loại khẩu trang trong việc hạn chế sự lây lan các giọt bắn khi nói.

Bởi theo khoa học Eric Westman, trên thị trường hiện có những loại khẩu trang không trải qua bất cứ quy trình thử nghiệm và đánh giá tính hiệu quả, an toàn nào.

Thử nghiệm được thực hiện như sau: Một tình nguyện viên sẽ đeo khẩu trang và nói lặp lại một cụm từ trong 10 giây. Trong lúc đó, thiết bị sẽ sử dụng tia laser để chiếu sáng và phát hiện bất kỳ giọt bắn nào xuyên qua khẩu trang.

Một số lựa chọn thay thế khẩu trang y tế không những không giúp bảo vệ người đeo mà thậm chí còn khiến virus phát tán nhiều hơn. (Ảnh: Duke Health)

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy, một số lựa chọn thay thế khẩu trang y tế không những không giúp bảo vệ người đeo mà thậm chí còn khiến virus phát tán nhiều hơn.

Khăn trùm đầu (bandannas) tuy trông có vẻ độc đáo nhưng không có nhiều khả năng bảo vệ người dùng khỏi COVID-19. (Ảnh: eNewsPlanet)

Cụ thể, khẩu trang N95 là loại khẩu trang đạt hiệu quả cao nhất nhờ hạn chế tối đa số giọt bắn ra ngoài. Tiếp theo đó là khẩu trang y tế - loại khẩu trang được dùng phổ biến nhất hiện nay. 

Trong khi đó, hầu hết loại khẩu trang được làm từ vải cotton tự chế được thử nghiệm đều cho kết quả khá tốt. Nhưng loại khẩu trang này không thể ngăn chặn được các giọt bắn hiệu quả như khẩu trang y tế.

Khẩu trang N95 là loại khẩu trang đạt hiệu quả cao nhất nhờ hạn chế tối đa số giọt bắn ra ngoài. Tiếp theo đó là khẩu trang y tế. (Ảnh: EMMA FISCHER/DUKE UNIV)

Mặc dù khăn trùm đầu (bandannas - ảnh số 12) và khăn che mặt dệt kim trông có vẻ độc đáo nhưng không có nhiều khả năng bảo vệ người dùng khỏi COVID-19.

Thử nghiệm cũng cho thấy rằng, loại khăn trùm từ cổ lên mặt (neck gaiter - ảnh số 11) kém hiệu quả nhất, thậm chí cho phép nhiều giọt bắn thoát ra ngoài nhiều hơn cả khi không đeo khẩu trang. Nguyên nhân do chúng có thể khiến các giọt bắn lớn hơn khi chạm vào thành vải và vỡ thành nhiều giọt nhỏ, trượt ra khỏi bề mặt dễ dàng.

Loại khăn trùm từ cổ lên mặt (neck gaiter) là kém hiệu quả nhất trong việc bảo vệ người đeo khỏi COVID-19. (Ảnh: Getty/ JAVIER SORIANO)

Theo Martin Fischer, một trong những tác giả của nghiên cứu, chia sẻ với CNN: "Chúng tôi khuyến khích mọi người đeo khẩu trang, nhưng phải là những loại thực sự có tác dụng".

Tuy nhiên, Fischer nhấn mạnh sẽ cần phải nghiên cứu nhiều hơn nữa để biết loại khẩu trang nào tối ưu hơn trong chống virus. 

Trước mắt, ông hy vọng phương pháp thử nghiệm của nhóm nghiên cứu sẽ được các nhà sản xuất khẩu trang chú ý và dùng để thử nghiệm tính hiệu quả của các sản phẩm đang phát triển.

Chia sẻ

Theo

Livescience

Nguồn bài viết

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất