Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Cuộc chiến vi phạm bản quyền World Cup 2018, câu chuyện chẳng phải của riêng VTV!

Các nhà đài, đơn vị truyền thông nước ngoài cũng đang loay hoay giải quyết các đơn vị sử dụng nội dung lậu trong khi đó sự trợ giúp của các mạng xã hội đóng một vai trò quan trọng.

World Cup 2018 đã chính thức khởi động, đồng nghĩa với việc bạn sẽ sớm thấy rất nhiều nội dung liên quan đến bóng đá được chia sẻ trên các mạng xã hội như Twitter hay Facebook. Và bởi vì World Cup là một giải đấu lớn, bên cạnh hình thức streaming lậu đáng lên án, nhiều người cũng sẽ muốn chia sẻ các đoạn video tổng hợp điểm nhấn của trận đấu lên các trang mạng, ngay cả khi họ không có quyền làm điều này.

Mua được bản quyền phát sóng các giải đấu lớn như World Cup đã khó và đắt, giữ được bản quyền còn khó hơn!

Đây không phải là một vấn đề mới, nó thực tế đã được nhắc đến rất nhiều lần bốn năm trước. Nhiều đơn vị nắm giữ bản quyền truyền thông, phát sóng World Cup 2014, ví dụ như ESPN hay Univision ở Mỹ, đã phải than phiền với nhiều trang mạng như Twitter đề nghị có các biện pháp chặn người dùng chia sẻ các đoạn video tổng hợp điểm nhấn trận đấu. Trong một số trường hợp, các đơn vụ này thậm chí còn thực hiện góp ý trực tiếp với các cơ quan, tổ chức truyền thông chia sẻ hình ảnh, video về World Cup mà chưa có sự chấp thuận.

Năm nay, Sony, đơn vị nắm quyền phát sóng World Cup tại Ấn Độ, cũng phát đi cảnh báo tới các trang mạng có ý định streaming lậu các trận đấu trong khuông khổ World Cup 2018.

Vấn đề vi phạm bản quyền truyền thông, phát sóng World Cup không phải chuyện mới, nhất là trong thời đại các trang mạng chia sẻ, mạng xã hội phát trển như hiện nay.

Và mặc dù World Cup mới chỉ khởi tranh được vài ngày, các đoạn tổng hợp trận đấu được chia sẻ lậu đã bắt đầu xuất hiện dày đặc. Một từ khoá tìm kiếm đơn giản là “Russia Saudi Arabia” trên Twitter cũng mang lại một số lượng lớn các đoạn video chia sẻ, được đăng tải trực tiếp bởi những người dùng bình thường. Trên Facebook, cũng không khó để tìm thấy các đoạn video tổng hợp trận đấu từ nhiều nguồn mà chắc chắn chưa được cấp phát bản quyền truyền thông. Đâu là kế hoạch để giải quyết vấn đề này?

Fox Sports, đơn vị đã trả 400 triệu USD để mua bảng quyền phát sóng bằng tiếng Anh cho các kì World Cup 2018 và 2022 tại Mỹ, chia sẻ với tờ Recode rằng “FIFA sẽ dẫn đầu các biện pháp cấm phát lậu nội dung” và từ chối bình luận thêm về vấn đề. Facebook, Twitter hay YouTube cũng từ chối đưa ra các bình luận khi được hỏi về kế hoạch cụ thể để chống lại nạn streaming lậu hay đăng các nội dung chưa được phép. Dù vâỵ, các trang mạng này đều đưa ra các chính sách và công nghệ riêng có thể chặn các nội dung loại này bị phát tán.

Các dịch vụ lớn như Facebook hay YouTube có cơ chế tự động phát hiện nội dung vi phạm trong trường hợp được đơn vị nắm giữ bản quyền cung cấp nội dung tham chiếu.

Recode bình luận rằng có thể các dịch vụ xã hội lớn kể trên có kế hoạch để ngăn nội dung lậu được chia sẻ trong kì World Cup này nhưng không muốn chia sẻ hoặc thậm chí họ chưa có bất kì kế hoạch nào, thì trong tất cả các trường hợp, trách nhiệm loại bỏ các đối tượng vi phạm bản quyền thuộc về đơn vị nắm giữ bản quyền. Các đơn vị này có thể báo cáo trực tiếp tới Facebook hay Twitter để gỡ nội dung hoặc đăng tải các nội dung bản quyền của mình lên để các mạng xã hội áp dụng công nghệ nhận diện của mình và gỡ các bản sao chép không hợp lệ.

Facebook có một tính năng mang tên gọi “Rights Manager” cho phép hệ thống quét và tìm kiếm tất cả các nội dung trùng đúp với nội dung và đơn vị nắm giữ bản quyền tải lên hệ thống. Đơn vị nắm giữ bản quyền sau đó có thể lựa chọn để nguyên video và được lấy lợi nhuận từ nó hoặc đề nghị gỡ bỏ. Hệ thống này của Facebook áp dụng được với cả các nội dung streaming trực tiếp, theo người phát ngôn của công ty này. Đơn vị có bản quyền sẽ cung cấp cho Facebook một video “stream tham chiếu” để mạng xã hội này có thể liên tục tìm kiếm các nội dung trùng đúp.

Bốn năm trước, tại World Cup 2014, Rights Manager của Facebook chưa khả dụng.

YouTube có một tính năng tương tự mang tên “Content ID” với cơ chế hoạt động tương tự “Rights Manager” trên Facebook. Twitter trong khi đó chia sẻ sẽ đáp ứng các đề nghị gỡ bỏ nội dung của các đơn vị nắm giữ bản quyền nhưng không chủ động tìm kiếm các nội dung vi phạm như Facebook. Khe hở này có thể khiến mạng xã hội chim xanh trở thành một thiên đường cho nội dung lậu được chia sẻ.

Tại Việt Nam, phí VTV, đơn vị nắm bản quyền truyền thông World Cup 2018, chia sẻ tính đến ngày 16/06, đơn vị này phát hiện 700 trường hợp vi phạm bản quyền World Cup nhưng mới chỉ xử lý được 300 trường hợp.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết T. Sơn

Được quan tâm

Tin mới nhất