Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Cục diện cuộc chiến dịch vụ gọi xe tại Việt Nam: Grab thống trị!

Thị trường gọi xe Việt Nam đang chứng kiến cạnh tranh lớn giữa những cái tên như Grab, Go-Viet, be hay FastGo.

Theo một báo cáo mới đây của ABI Research về thị trường dịch vụ gọi xe tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019, Grab đang là ông lớn có vị trí thống lĩnh với thị phần lên tới 73% cùng 146 triệu chuyến xe được hoàn thành. Khá đáng chú ý là trường hợp của be khi ứng dụng này mới đi vào vận hành từ trung tuần tháng 12 năm ngoái song đã kịp leo lên vị trí thứ hai của thị trường, mặc dù bị Grab bỏ khá xa, theo ABI Research. Cụ thể, ứng dụng này hiện có thị phần 16% cùng 31 triệu chuyến xe thực hiện trong 6 tháng.

Cục diện cuộc chiến gọi xe tại Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019. (Nguồn: ABI Research)

Đứng ở hai vị trí tiếp theo trong thị trường dịch vụ gọi xe Việt Nam là Go-Viet, ứng dụng được GoJek hậu thuẫn, và FastGo, một dịch vụ thuần Việt Khác, với 10% và 1% thị phần cùng số chuyến xe thực hiện trong 6 tháng lần lượt là 21 triệu và 4 triệu. Miếng bánh thị trường còn lại dành cho các ứng dụng, dịch vụ khác là cực kì ít ỏi. Thực tế, ngoài bốn cái tên nói trên, những dịch vụ, ứng dụng khác trong 6 tháng đầu năm cũng chỉ thực hiện được khoảng 200.000 chuyến xe.

Grab không tuyên bố cụ thể nhưng Nikkei nói Việt Nam nằm trong số 4 thị trường quan trọng nhất của hãng này.

Grab đang ngày càng có hiện diện đậm nét tại Việt Nam. Trước đó, vào cuối tháng 8, ông lớn làng gọi xe Đông Nam Á này tuyên bố sẽ đầu tư 500 triệu USD vào Việt Nam trong vòng 5 năm tới khi công ty này mở rộng dịch vụ vận tải, giao hàng và thanh toán khắp Đông Nam Á.

Grab hiện tại có hơn 1.000 nhân sự tại Việt Nam, bao gồm 100 kĩ sư tại các trung tâm nghiên cứu và phát triển tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty này hi vọng có thể tuyển dụng thêm được 50 kĩ sư tại Việt Nam cho tới cuối năm nay.

Về phần mình, Go-Viet lại dường như đang có những khó khăn nhất định khi chinh phục thị trường Việt Nam. Mới đây, bà Lê Diệp Kiều Trang cũng đã rời ghế CEO của dịch vụ này, để lại vị trí trống chưa có người thay thế.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Thanh Xuân

Được quan tâm

Tin mới nhất