Startup cho thuê xe Smove phổ biến và dễ sử dụng, ngay cả tại một quốc gia đắt đỏ như Singapore. Chỉ với thẻ ngân hàng trả trước và một nút bấm, bất kì ai cũng có thể xuống đường với một chiếc xe cùng mức giá thuê chỉ từ 1 USD mỗi giờ.
Khi những “ông lớn” gọi như Uber hay Grab mở rộng tại Đông Nam Á, Tom Lokenvitz, người sáng lập Smove, cho rằng anh đã tìm thấy một cách hưởng lợi từ sự thành công của họ.
Năm 2015, Tom Lokenvitz kí thành công hợp đồng cung cấp xe cho Uber. Trong một khoảng thời gian, cú đặt cược của Lokenvitz tỏ ra thành công. 6 tháng kể từ thời điểm kí hợp đồng với Uber, Smove Systems phát triển với sự thăng hoa. Số lượng xe của nó tăng lên gấp 10 lần, trong khi đó lượng nhân sự tăng gấp ba. Có thời điểm, Smove là công ty lớn nhất trong lĩnh vực của mình ở Đông Nam Á.
Thế nhưng, mọi thứ không phải lúc nào cũng toàn màu hồng: Năm 2018, Uber đột ngột rút khỏi Đông Nam Á trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của Uber.
Trong dư chấn của mối quan hệ hợp tác lớn nhất bị huỷ bỏ, Smove buộc phải thực hiện tái cấu trúc, đàm phán lại các điều khoản với đơn vị cưng ứng, đóng cửa văn phòng ở Úc và sai thải nhiều nhân sự ở Singapore.
Song vào dầu năm 2020, Lokenvitz cảm thấy startup của anh đạt được bước ngoặt mới. Từ bỏ những hợp đồng thuê đắt đỏ, Smove hướng tới tương lai, đặt mục tiêu mở rộng đội xe đang có và tiến vào các thị trường mới.
“Vào tháng 1 và tháng 2, chúng tôi đi đúng lộ trình”, Lokenvitz nói với Nikkei. Người sáng lập Lokenvitz nói anh dự tính sẽ thực hiện một vòng gọi vốn vào giữa năm 2020 khi công ty có lãi trở lại và tính đến chuyện mở rộng.
Hồi tháng 5, khi COVID-19 bùng phát ở Singapore và chính phủ yêu cầu lệnh hạn chế đi lại, dấu chấm hết đã đến với Smove. Doanh thu công ty sụt giảm 85% khiến nó buộc phải bán mảng vận hành và các sở hữu trí thuộc của công ty mẹ.
“Chúng tôi đã như một người ốm trước COVID-19 nhưng chúng tôi đang phục hồi”, Lokenvitz chia sẻ. “Thế nhưng khi công ty không còn nhiều tiền mặt, bạn có thể làm gì? Chúng tôi không có thanh khoản ngay cả khi được chính phủ hỗ trợ. Mọi thứ đều không đủ giúp chúng tôi vượt qua”.
Smove là một trong số rất nhiều những công ty khởi nghiệp ở Đông Nam Á bị tổn thương nặng nề. COVID-19 đã đặt dấu chấm hết cho nhiều startup trong một khu vực vốn nhiều năm được “bơm vốn” mạnh bởi các quỹ đầu tư lớn, gồm cả quỹ 100 tỉ USD Vision Fund của SoftBank.
Những vết nứt trong mô hình tăng trưởng nhờ rót vốn mạnh bắt đầu xuất hiện: định giá lao dốc, vốn đầu tư chạm mốc thấp nhất trong 7 năm và những kì lân, vốn dĩ mục tiêu lợi nhuận vẫn chỉ nằm trong giấy tờ, buộc phải đưa ra những quyết định khó khăn và cắt giảm chi phí.
Ở Đông Nam Á, nơi vốn được xem là một cuộc chơi tăng trưởng, COVID-19 trở thành một phép thử thực tế cho các nhà đầu tư đồng thời là một bước lùi trong hệ sinh thái khởi nghiệp – ít nhất là cho đến khi dịch bệnh được kiểm soát.