Công Nghệ

Đây chính là lý do vì sao hacker phải 'bó tay' trước hệ thống của Tổng thống Nga Putin

Duy Huỳnh
Chia sẻ

Đối với những người có tầm quan trọng như Tổng thống Putin thì họ chỉ được phép tiếp chuyện ai đó ở đầu dây thông qua một đường truyền vô cùng bảo mật của chính phủ.

Tổng thống Putin từng khẳng định mình không sử dụng bất cứ điện thoại thông minh hay thiết bị nhắn tin nào, và rất ít khi khi sử dụng Internet. Đây là một trong số ít thông tin ít ỏi được tổng thống Putin thừa nhận vào năm 2015. Cho đến thời điểm hiện tại, người dân Nga vẫn không biết rằng liệu Tổng thống đáng kính của mình có từng xem qua YouTube hay chưa.

Đã từng có một số tin đồn cho rằng, hacker tại nhiều quốc gia đã tìm cách nghe lén Tổng thống Putin. Tuy nhiên, các quan chức Nga và Tổng thống Putin đều không tỏ ra lo sợ vì theo họ, gián điệp nước ngoài muốn nghe lén Putin thì họ phải đến rất gần.

Nói không với smartphone

Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, đã từng chia sẻ: “Việc sử dụng smartphone chính là nguyên nhân khiến bạn dễ bị phô bày thân thế. Khi bạn chọn sử dụng smartphone, điều này đồng nghĩa với bạn đã chọn chia sẻ mọi thông tin cá nhân”.

Và điều này dường luôn đúng với quan điểm của Tổng thống Putin về smartphone. Vào năm 2005, thời điểm đầu nhiệm kỳ thứ 2 của mình, ông Putin từng thể hiện quan điểm chán ghét điện thoại: “Nếu tôi có một chiếc điện thoại di động, tôi cũng sẽ không màng đến nó dù cho ai đó liên tục gọi cho tôi. Thậm chí ở nhà, tôi cũng chẳng bao giờ trả lời điện thoại”.

Một vòng tròn siêu bảo mật

Đối với những người có tầm quan trọng như Tổng thống Putin thì họ chỉ được phép tiếp chuyện ai đó ở đầu dây thông qua một đường truyền vô cùng bảo mật của chính phủ.

Do tín hiệu giọng nói trong đường dây truyền đã được số hóa và mã hóa bằng một khóa mật mã phức tạp. Nếu muốn giải mã được tín hiệu đó thì hacker sẽ phải mất khoảng 18 tháng, do đó tin tặc gần như không thể nghe lén nội dung cuộc trò chuyện.

Thậm chí, nếu hacker có vô tình “bẻ được khóa mật mã” thì chính phủ quốc gia cũng không mấy để tâm vì khóa mật mã sẽ được thay đổi nhiều lần một cách ngẫu nhiên. Chuỗi bảo mật này được các chuyên gia an ninh Nga đảm nhiệm. Không những thế, các chuyên gia liên lạc của Kremlin còn tìm kiếm các giải pháp an ninh mà kẻ khác chỉ có thể vô hiệu hóa bằng cách can thiệp vào các quy luật vật lý (làm biến dạng vật lý).

Năm 2015, Nga đã chi đến 230 triệu rúp (khoảng 80 tỷ đồng) cho việc phát triển một đường dây liên lạc lượng tử bảo mật cao và các dự án lượng tử khác. Lượng thông tin cuộc trò chuyện sẽ được truyền dẫn qua các photon và để bắt lén được các photon này thì phải thay đổi trạng thái của chúng. Tuy nhiên, theo quy luật vật lý, kẻ nào tác động đến quy tắc vật lý này chắc chắn sẽ để lại dấu hiệu dễ bị nhận biết.

Quy trình khép kín

Tại cơ quan chính phủ Nga, các yêu cầu gọi điện thoại đi trước tiên phải thông qua các kênh ngoại giao của Bộ Ngoại giao Nga hoặc Phủ Tổng thống Nga. Duy chỉ có một vài ngoại lệ, như bộ trưởng quốc phòng Nga mới được quyền thực hiện cuộc gọi trực tiếp.

Tuy nhiên, Tổng thống Nga Putin lại có thể thực hiện cuộc gọi từ bất cứ nơi đâu ông mong muốn: máy bay, ô tô con, tàu ngầm, hay cánh rừng Tuvan nơi ông hay nghỉ.

Trong các chuyến công du, Tổng thống Putin thường được hộ tống bởi một máy bay đầy các thiết bị viễn thông liên lạc. Bất kể đánh cuộc gọi cho ai, vị tổng thống Nga vẫn sử dụng một đường dây được mã hóa.

Chia sẻ

Bài viết

Duy Huỳnh

Tin liên quan

Loading...Loading...Loading...
Tin mới nhất