Đúng năm mươi năm trước, con người đã lần đầu tiên đặt chân lên Mặt trăng với hành trình Apollo 11. Kể từ thời điểm đó tới nay, con người đã để lại những gì trên Mặt trăng?
Sáu lá cờ
Apollo 11, 12, 14, 15, 16 và 17, những hành trình đổ bộ lên mặt trăng của con người thành công trong khoảng thời gian từ năm 1969 đến năm 1972, đều cắm những lá cờ Mỹ trên đất Mặt trăng.
Theo Mark Robinson, một giáo sư tại Đại học Bang Arizona đồng thời là giám sát viên NASA, tiết lộ 5 trong số này vẫn đang đứng vững. Lá cờ đã bị đổ xuống là lá cờ đi theo cùng hành trình Apollo 11.
Với những lá cờ được cắm trên Mặt trăng, chúng đều đã bạc màu dưới tác động của tia UV của bầu khí quyển.
Chiếc đĩa ghi lại nhiều thông điệp thiện chí
Apollo 11 mang theo một chiếc hộp hình trụ làm bằng silicon chưa một cuộn giấy với lời chào từ nguyên thủ 73 quốc gia. Chiếc hộp này có kích thước chỉ bằng một nuwar tờ tiền giấy trong khi đó các dòng chữ bên trong chiếc đĩa đã được scan và thu nhỏ 200 lần, đủ để nó có thể đọc được dưới kình hiển vi. Bên ngoài chiếc hộp này có ghi dòng chữ “Từ Trái đất - Tháng 7 năm 1969.” Hiện nay nó vẫn đang nằm trên bề mặt Mặt trăng sau khi được để lại bởi Buzz Aldrin.
Cành olive
Các phi hành gia trên chuyến tàu Apollo 11 cũng để lại cành olive vàng này trên Mặt trăng “như một ước muốn hoà bình cho toàn thể nhân loại.”
Bóng golf
Trong chuyến đi bộ trên mặt trăng vào năm 1971, phi hành gia Apollo 14 Alan Shepard đã thực hiện một cú đánh golf trên mặt trăng. Hành động dễ thương này đã khiến nhiều người trên Trái đất cảm thấy thích thú. Thực tế, Shepard đã giấu chiếc gậy trong bộ quần áo phi hành gia của mình. Nó sau đó được mang về Trái đất và hiện đang nằm trong Bảo tàng United States Golf Association Museum.
Huy hiệu phi hành gia
Khi Alan Bean đi bộ trên mặt trăng cùng hành trình Apollo 12 vào năm 1969, anh đã tháo huy hiệu phi hành gia của mình và tung lên không trung. Alan chia sẻ rằng anh tin rằng chiếc huy hiệu của mình vẫn nằm trên mặt trăng. “Nó sẽ nằm đó cả triệu năm hoặc cho đền khi một du khách nào đó thấy nó và mang về Trái đất,” anh chia sẻ.
Kinh thánh
David Scott của hành trình Apollo 15 (1971) đã để một bản Kinh thánh trong một chiếc bao màu đỏ và để lại trên một thiết bị khám phá mặt trăng bị bỏ lại.
Tượng phi hành gia
Scott cũng để lại một bức tượng của nghệ sĩ Bỉ Paul Van Hoeydonck bên cạnh một tấm bảng ghi tên 14 phi hành gia của Mỹ và Xô viết đã qua đời cho tới thời điểm đó.
Thiết bị phản xạ ngược
Để tính toán khoảng cách chính xác giữa Trái đất và Mặt trăng, các đài quan sát từ nhiều nơi trên thế giới đã dùng tia laser chiếu đến các đích ngắm được để lại trên mặt trăng sau mỗi hành trình thám hiểm.
Ngoài ra, trên Mặt trăng hiện còn có khoảng 80 thiết bị hoặc một phần của thiết bị bị bỏ lại sau khi nhiều quốc gia cố gắng chinh phục hành tinh này.