Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Chuyện thật như đùa: Trung Quốc sẽ đưa mặt trăng nhân tạo lên bầu trời vào năm 2020 để thay thế… đèn đường

Nếu thành công, kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc sẽ được tiếp tục triển khai tại nhiều thành phố khác.

Các nhà khoa học Trung Quốc đang lên kế hoạch sẽ đưa một mặt trăng nhân tạo lên quỹ đạo vào năm 2020 để phục vụ chiếu sáng các đường phố vào buổi tối. TIME dẫn lời truyền thông Trung Quốc cho biết mặt trăng nhân tạo này sẽ được “treo” trên thành phố Thành Đô và thực tế một vệ tinh có khả năng chiếu sáng và phản chiếu ánh sáng mặt trước trở lại Trái đất. Các nhà khoa học dự tính mặt trăng nhân tạo này có thể sẽ sáng gấp 8 lần mặt trăng thực tế và thực tế nó cũng ở gần trái đất hơn.

Mặt trăng nhân tạo sẽ cách trái đất 500 km trong khi đó con số này của mặt trăng thực tế là 380.000 km.

Dù vậy, kế hoạch đầy tham vọng nói trên sẽ không “thắp sáng cả bầu trời đêm,” Giám đốc Tian Fu New Area Science Society Wu Chunfeng chia sẻ với China Daily. “Độ sáng kì vọng của nó trong mắt con người sẽ chỉ bằng khoảng một phần năm độ sáng của đèn đường thông thường. Dù vậy, nó cũng có thể giúp thành phố Thành Đô tiết kiệm được khoảng 173 triệu USD mỗi năm cho chi phí điện tiêu thụ và dự này cũng cực kì hữu dụng trong các tình huống như sự cố điện hay thảm hoạ tự nhiên.

Nếu thành công, ba dự án tương tự sẽ dược Trung Quốc triển khai trong năm 2022.

Ông Wu cho biết dự án nói trên vẫn còn cần thêm nhiều thử nghiệm để đảm bảo tính khả thi và không để lại ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. “Chúng tôi hiện mới chỉ thực hiện thử nghiệm tại một sa mạc không có người sinh sống để ánh sáng không ảnh hưởng đến người dân và các thiết bị quan sát không gian trên trái đất.”

Trước đó, vào những năm 90 của thế kỉ trước, Nga cũng thử nghiệm đưa một tấm gương vào không gian để phản chiếu sáng mặt trời xuống trái đất, thắp sáng cho các thành phố thiếu sáng mặt trời ở phía bắc, theo NYTimes. Dù vậy, dự án bị huỷ bỏ sau đó vào năm 1999 vì tấm gương này không thể gấp, mở trong khi đó bị đốt cháy trong khí quyền.

Vào tháng 1, công ty Rocket Lab của Mỹ cũng đưa một ngôi sao nhân tạo vào không gian nhưng các nhà khoa học đã chỉ trích nó vì làm ô nhiễm ánh sáng nhân tạo và ảnh hưởng tới quỹ đạo.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết TIME

Được quan tâm

Tin mới nhất
Quyên Qui thừa nhận lụy Hà An Huy