Đối với người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi, Apple là hình mẫu của Huawei trong trường hợp chính phủ Trung Quốc yêu cầu công ty này mở khoá thiết bị đi ngược lại lợi ích của người dùng.
Trong một bài phỏng vấn với Financial Times, Nhậm Chí Phi nhấn mạnh công ty của ông sẽ không cung cấp dữ liệu cho chính phủ Trung Quốc bằng bất kì giá này, giống như cách Apple xử lý trong các tình huống tương tự để đảm bảo riêng tư người dùng.
“Chúng tôi sẽ không bao giờ làm điều đó. Nếu chỉ cần làm nó một lần, Mỹ sẽ có bằng chứng để lan truyền nó ra cả thế giới. Và rồi 170 quốc gia và vùng lãnh thổ chúng tôi đang hoạt động sẽ dừng mua sản phẩm của chúng tôi, và chúng tôi sẽ sụp đổ.”
“Sau đó, ai sẽ trả các khoản nợ của chúng tôi? Nhân sự của chúng tôi rất giỏi, họ sẽ từ chức và thành lập công ty riêng của mình, để lại mình tôi trả nợ. Tôi thà chết còn hơn,” ông Nhậm Chính Phi nói thêm.
Cũng theo ông, người dùng mới là người kiểm soát dữ liệu chứ không phải Huawei.
“Dữ liệu thuộc sở hữu của khách hàng, không phải của chúng tôi. Nhà mạng theo dõi mỗi người dùng, nếu không thì không thể thực hiện cuộc gọi được. Nghĩa vụ của nhà mạng là theo dõi dữ liệu người dùng. Chúng tôi, trong vai trò cung cấp thiết bị, không làm điều này,” ông khẳng định.
Từng bị mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Huawei mới đây đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump cho phép tiếp tục mua công nghệ từ Mỹ, tuy nhiên các lệnh cấm liên quan đến 5G vẫn được giữ nguyên.
Như một kết quả của tình huống bất lợi nêu trên, Huawei có thể mất 30 tỉ USD trong doanh thu năm 2019 với lợi nhuận ròng chỉ còn lại khoảng 8 tỉ USD.