Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Các trang phát lậu ASIAD 2018 ở Việt Nam bắt đầu bị để ý nhưng 'chặn link này lại bày link khác'

Các mạng xã hội như Facebook hay YouTube thực tế đều có các công cụ phát hiện nội dung vi phạm bản quyền một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Đúng 16 giờ chiều ngày 19 tháng 8, trên các kênh mạng xã hội của XOIXXX.xx, những nội dung liên quan đến phát trực tiếp trận đấu giữa Olympic Việt Nam và Olympic Nhật Bản đã xuất hiện. Khoảng một tuần trở lại đây, cái tên XOIXXX.xx được người hâm mộ Việt Nam rỉ tai nhau khá nhiều như một “kênh” xem ASIAD 2018 khi các nhà đài Việt Nam “bó tay” không thể mua được bản quyền phát sóng vì mức giá đối tác đưa ra quá cao. Kênh này thậm chí còn đầu tư cả bình luận không chuyên bằng Tiếng Việt.

Kênh mạng xã hội này khẳng định sẽ phát trực tiếp tất cả các trận đấu ASIAD 2018 nội dung bóng đá nam.

Mặc dù việc xem “lậu”, xem “chùa” các nội dung chưa có bản quyền như vậy đang gây ra khá nhiều tranh cãi, nhiều người hâm mộ Việt Nam đành chấp nhận nó một cách bất đắc dĩ. Dù vậy, cũng cần hiểu rằng đây là cách làm sai luật và các đường dẫn phát sóng trực tiếp kiểu như của XOIXXX.xx có thể bị chặn bất kì lúc nào. Thực tế, các “bình luận viên” của XOIXXX.xx cũng chia sẻ trong trận đấu với đội Olympic Nhật Bản họ đã nhận được thông báo yêu cầu không phát trực tiếp từ nguồn nội dung cũ đã phát trong trận Olympic Nepal (nguồn này được cho là có chất lượng tốt hơn). Trong trận đấu với đội tuyển Nhật Bản, XOIXXX.xx dùng nội dung của Vidio. Trước giờ diễn ra trận đấu, XOIXXX.xx cũng ra thông báo cho những người quan tâm về các đường dẫn dự phòng trong trường hợp “xui xẻo bị chặn link trong lúc phát trực tiếp”.

“Chặn link này, ta bày link khác” một cách cực kì chuyên nghiệp.

Thực tế, các mạng xã hội lớn như Facebook hay YouTube đều có các công cụ hỗ trợ các đơn vị nắm giữ bản quyền phát sóng phát hiện ra vi phạm bản quyền một cách cực kì nhanh chóng và việc gỡ bỏ nội dung sau đó có thể được thực hiện ngay lập tức. Công cụ này trên Facebook có tên “Rights Manager” còn trên YouTube có được gọi là “Content ID”. Trong trường hợp của World Cup 2018, các nội dung livestream lậu được FIFA chặn đứng và xoá khá nhanh, tuy nhiên có vẻ như ở ASIAD 2018, các đơn vị nắm giữ bản quyền và ban tổ chức ASIAD 2018 vẫn chưa quá mạnh tay với vấn đề này.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Siêu mẫu Bình Minh tái xuất