Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Sau bể cá mập: Các startup gọi vốn thành công ở Shark Tank đang 'làm ăn' ra sao?

Với các startup, Shark Tank là một cơ hội tốt để tìm cơ hội gọi vốn và bứt phá.

Mô hình hỗ trợ tìm nhà trọ Ohana

(Ảnh: Shark Tank)

Trong Shark Tank mùa hai, một trong những startup thu hút được nhiều sự chú ý nhất là mô hình hỗ trợ tìm nhà trợ Ohana của CEO Cathy Thảo Trần (Trần Phan Thanh Thảo). Bị Shark Phú đánh giá là một mô hình kinh doanh có ý tưởng tốt song còn nhiều lỗ hổng, Ohana vẫn gọi vốn thành công từ Shark Dzung Nguyen và Shark Hồng Anh với tổng đầu tư 3,5 tỉ đồng đổi lấy 10% cổ phần.

Đến nay, theo thông tin mới chia sẻ, Ohana đã cán mốc 300.000 người dùng cùng tốc độ tăng trưởng người dùng 25% mỗi tháng.

Hồi đầu tháng 11, theo Kr-ASIA, Ohana cũng đang thực hiện mở rộng sang thị trường Singapore. Thời điểm đó, Cathy Thảo Trần cho biết Ohana chưa có đối thủ trực tiếp ở thị trường này do nhắm vào đối tượng người dùng dưới 30 tuổi cùng vai trò tìm chỗ ở trong tầm giá từ khoảng 500 SGD đến 1.500 SGD mỗi tháng.

Thương hiệu đồng hồ Việt Nam Curnon

(Ảnh: Shark Tank)

Dự án đồng hồ thương hiệu Việt Curnon nhận đầu tư ở mức 5 tỉ đồng trong Shark Tank mùa hai, trong đó có 3 tỉ đồng đổi lấy 20% cổ phần và 2 tỉ đồng còn lại là khoản vay chuyển đổi ở mức chiết khấu 25% nếu đạt KPI.

Ngay sau khi lên sóng, Curnon đã gây tranh cãi bởi nhiều người cho rằng “hàm lượng” Việt Nam trong sản phẩm này là không nhiều khi máy mua ở Nhật Bản còn phần gia công lại được thực hiện ở Trung Quốc.

Dù vậy, không thể phủ nhận được những sự phát triển của Curnon “hậu” Shark Tank. “Sau khi lên sóng, chúng mình đã có những bước tiến đáng kể cả về quy mô công ty và số lượng sản phẩm mới”, Nguyễn Quang Thái, CEO Curnon, chia sẻ.

Doanh thu của Curnon Watch đã chạm mốc 1,5 triệu USD với tốc độ tăng trưởng 700%. Số lượng khách hàng thân thiết của thương hiệu này lên đến 20.000 người.

Mô hình trò chơi nhập vai thực tế We Escape

(Ảnh: Shark Tank)

Trước khi được rót vốn nhờ tham gia Shark Tank Việt Nam, doanh thu năm 2017 của WE Escape chỉ ghi nhận ở mức 6,1 tỉ đồng. Tuy nhiên, theo số liệu được Vương Chí Nhân, CEO We Escape, công bố hồi cuối tháng 11, doanh thu của startup này đến nay đã chạm mốc 1 triệu USD. Số lượng phòng chơi của We Escape cũng tăng lên con số 31, gấp đôi số lượng phòng chơi được xây dựng trong suốt 3 năm qua cùn số lượng khách chơi chạm mốc 1,5 triệu người/ năm.

Trong Shark Tank, We Escape được Shark Thuỷ cam kết đầu tư 5 tỉ đồng để đổ lấy 17% cổ phần, song CEO startup này nói thực tế vốn góp cao hơn gấp 6 lần con số trên truyền hình.

Thương hiệu thời trang phụ nữ Emwear

(Ảnh: Shark Tank)

Khởi nghiệp với số vốn chỉ 40 triệu đồng, Nguyễn Thị Thuỳ Trang cũng thương hiệu Emwear là một trong những dự án đáng chú ý nhất của Shark Tank mùa đầu tiên với việc gọi vốn thành công 2 tỷ đồng đổi lấy 25% cổ phần.

Không chia sẻ cụ thể về tình hình kinh doanh hiện tại song Thuỳ Trang cho biết Emwear đang có tốc độ tăng trưởng 300%/ năm.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất
Trải Nghiệm Sân Chơi Băng Tuyết Độc Đáo Giữa Lòng Thành Phố
Ngọc Trinh diện váy ngắn gợi cảm