Trong trận đấu giữa đội tuyển Thái Lan và đội tuyển Việt Nam ở vòng loại bảng G World Cup 2022, thủ môn Đặng Văn Lâm đã có một pha cứu thua xuất thần sau khi thầy trò ông Park Hang Seo phải chịu một cú phạt đền. Thế nhưng, nếu biết được những khía cạnh khoa học sau những quả phạt đền, bạn sẽ cảm thấy phục thủ môn Đặng Văn Lâm tới mức nào.
0,4 giây. Đó là khoảng thời gian bạn sử dụng mỗi lần chớp mắt. Đó cũng là một khoảng thời gian quyết định tính thành bại của một pha bắt penalty của các thủ môn. Và nó chắc chắn không đủ thời gian cho một thủ môn phản ứng và phản hồi lại. Vì thế thủ môn không thể phục thuộc đơn thuần vào tốc độ và khả năng của họ để có thể cản được một qủa penalty. Thay vào đó, họ phải đoán hướng bóng và phụ thuộc vào may mắn hoặc lý thuyết trò chơi.
Trong năm 2014, FiveThirtyEight tính toán rằng 72,5% số cú số penalty đều thành công trong lịch sử World Cup. Trên phạm vi thi đấu toàn thế giới, con số này thậm chí còn cao hơn. Và khi để ý kĩ hơn, con số này hoàn toàn không đáng ngạc nhiên. Phản ứng của con người cần gần 1/10 giây để bắt đầu hoạt động. Trung bình một cầu thủ sẽ sút bóng ở tốc độ 112 km/h, điều này có nghĩa là thủ môn chỉ có thể nhận ra được hướng bóng khi khoảng cách với nó chỉ còn là trên dưới 7 mét. Để phản ứng và với đến trái bóng, thủ môn cần thêm 0,5 đến 0,7 giây nữa. Thế nhưng, ở thời điểm đó thì mọi thứ đã “an bài”.
Trong năm 2014, FiveThirtyEight tính toán rằng 72,5% số cú số penalty đều thành công trong lịch sử World Cup. Trên phạm vi thi đấu toàn thế giới, con số này thậm chí còn cao hơn. Và khi để ý kĩ hơn, con số này hoàn toàn không đáng ngạc nhiên. Phản ứng của con người cần gần 1/10 giây để bắt đầu hoạt động. Trung bình một cầu thủ sẽ sút bóng ở tốc độ 112 km/h, điều này có nghĩa là thủ môn chỉ có thể nhận ra được hướng bóng khi khoảng cách với nó chỉ còn là trên dưới 7 mét. Để phản ứng và với đến trái bóng, thủ môn cần thêm 0,5 đến 0,7 giây nữa. Thế nhưng, ở thời điểm đó thì mọi thứ đã “an bài”.