Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Bí mật bên dưới lớp áo thi đấu của Neymar và các đồng đội tại World Cup 2018

Bóng đá không chỉ còn là chiến thuật hay các siêu sao, thành công còn gắn liền với việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến.

Ngày 17 tháng 6, Neymar, một trong những cầu thủ được trông đợi nhất World Cup 2018, đã bước ra sân cùng các đồng đội trên sân vận động Rostov Arena, Nga để có trận đấu mở màn với Thuỵ Sỹ. Brazil mặc bộ quần áo truyền thống nhưng bên dưới nó là một chiếc áo bó màu đen được tích hợp nhiều công nghệ theo dõi mà người ta cho rằng đã thay đổi bóng đá.

Mang tên gọi Apex, máy tính nhỏ màu đen được sản xuất bởi STATSports, có rất nhiều cảm biến, bao gồm cảm biến GPS để theo dõi vị trí, cảm biến gia tốc để đo tốc độ, con quay hồi chuyển để đo hướng trong không gian ba chiều và từ kế để ghi lại hướng di chuyển. Thiết bị đặc biệt cũng có một cảm biến tích hợp có thể tổng hợp các dữ liệu thô và phép tính theo thời gian thực, từ đó, các thông số về hoạt động của cầu thủ như khoảng cách họ đã chạy hay số lần bứt tốc đã thực hiện sẽ được đưa ra.

Đằng sau lớp áo đấu của các cầu thủ Brazil là một công nghệ cực kì tân tiến.

Trong vòng 20 năm trở lại đây, công nghệ mang mặc/ đeo tích hợp GPS trong thể thao được sử dụng ngày một nhiều. Catapult Sports, một công ty công nghệ thể thao, phát triển sản phẩm mẫu đầu tiên từ năm 2000: một chiếc ống dài khoảng 2,6 cm. “Chúng tôi đã nghĩ thật tuyệt vời là mình có thể có được những thông tin như thế từ một thứ nhỏ bé đến vậy,” Allan Hahn, một trong những nhà khoa học tham gia vào dự án, chia sẻ. “Dĩ nhiên, với tiêu chuẩn hiện nay, nó vẫn khá lớn. Chúng tôi đã phái dán nó lên cơ thể vận động viên bằng dây đeo tay co dãn.” Hiện nay, Catapult đang được sử dụng bởi hơn 100 đội bóng đá trên toàn thế giới cùng nhiều môn thể thao khác.

Mặc dù công nghệ này đã được áp dụng trong luyện tập, huấn luyện từ rất lâu, chỉ mới gần đây nó mới được cho phép sử dụng trong các trận thi đấu chính thức. Vào tháng 2 năm 2015, Uỷ ban Bóng đá Quốc tế (IFAB) chấp thuận việc sử dụng các công cụ theo dõi điện tử trong các trận đấu chính thức, vừa kịp áp dụng cho giải World Cup bóng đá nữ năm đó, được tổ chức bởi Canada. Tháng 3 năm 2018, FIFA công bố các phân tích viên của mỗi đội bóng có thể sẽ được chuyển nhận thông tin và tương tác với ban huấn luyện ngay trong mỗi trận đấu. Lần đầu tiên trong lịch sử, thông tin thu nhận được có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến diễn biến trận đấu.

World Cup 2018 là kì World Cup đầu tiên FIFA cho phép các cầu thủ sử dụng các công cụ theo dõi điện tử ngay trong trận đấu.

Những thiết bị GPS nói trên có thể ghi các phép đo hàng trăm lần mỗi giây, phân chia và định lượng các khía cạnh vật lý của thể thao ra nhiều phần khác nhau: từ khoảng cách đã chạy đến số lần tăng tốc, từ nhịp tim cho tới tác động lực mỗi lần cản bóng. Do đã được sử dụng trong cả huấn luyện và các trận thi đấu chính thức, bởi cả cấp độ câu lạc bộ và quốc gia, dữ liệu không còn được sử dụng để định tính các khía cạnh vật lý yêu cầu cho mỗi trận đấu mà còn để đảm bảo các cầu thủ cũng được huấn luyện để đáp ứng chúng.

Ví dụ, chỉ một vài cầu thủ Brazil vẫn đang chơi bóng ở giải đấu quốc nội, nơi những trận đấu được tiến hành ở tốc độ chậm hơn khá nhiều so với các trận đấu quốc tế. Guilherme Ramos, nhà sinh lý học của Liên đoàn Bóng đá Brazil, chia sẻ ông luôn giải thích rõ ràng cho các cầu thủ về những nỗ lực họ cần thực hiện trong một trận đấu World Cup để “bất kì khi nào thi đấu với các đội bóng nhỏ hơn, họ vẫn biết mình phải chơi với cường độ tương tự như thể họ đang chơi dưới màu áo của Brazil.”

Đức cũng là một đội bóng mang đến World Cup 2018 nhiều công nghệ hỗ trợ.

Sử dụng dữ liệu GPS để đưa ra thời lượng luyện tập chính xác cho các cầu thủ còn cực kì quan trọng với khả năng chơi bóng của cầu thủ. Một nghiên cứu từng được xuất bản vào năm 2016 trên British Journal of Sports Medicine, Gabbett cùng các cộng sự từ Đại học Wollongong đã tiến hành phân tích dữ liệu được cung cấp bởi 53 cầu thủ rugby hàng đầu trong hai mùa thu đấu liên tiếp. Họ tìm ra rằng tăng tỷ lệ “thời lượng” luyện tập tích luỹ trong tuần trước đó và nó cao hơn “thời lượng” luyện tập 28 ngày trước đó có thể tăng nguy cơ chấn thương.

Cụ thể, khi một cầu thủ làm việc vất vả gấp hai lần trong một tuần hơn những gì họ làm trong tháng trước đó, trung bình, cầu thủ này sẽ phải đối mặt với khả năng chấn thương cao hơn 15%. Phân tích dữ liệu sẽ là cực kì quan trọng tại World Cup nhất là khi các cầu thủ vừa trải qua một mùa bóng khốc liệt cấp câu lạc bộ. “Nếu một cầu thủ tới và câu lạc bộ không chia sẻ bất kì thông tin GPS nào về anh ta, huấn luyện viên sẽ không biết đâu là thời lượng luyện tập tối ưu,” Gabbett nói. “Bạn chỉ có thể đoán mà thôi và khả năng cầu thủ đó sẽ thất bại.”

Rõ ràng, bóng đá giờ đã trở thành một cuộc chiến của công nghệ.

Điều này đã không xảy ra với Brazil. Vào tháng ba, huấn luyện viên thể lực Fábio Mahseredjian đã tới Châu Âu gặp các đồng nghiệp ở Barcelona, Real Madrid, Paris Saint-Germain và Manchester City, nơi các cầu thủ hàng đầu của Brazil đang chơi bóng. Mahseredjian đề nghị mỗi đội bóng điền vào một hồ sơ bốn trang có các câu hỏi liên quan đến thể trạng, lịch sử chấn thương, cơ chế dinh dưỡng, chương trình luyện tập các nhân và dữ liệu GPS của các cầu thủ. Sau World Cup, Liên đòan Bóng đá Brazil cũng làm điều ngược lại, gửi lại các đội bóng các báo cáo tương tự về những gì các cầu thủ đã làm trong suốt giải đấu.

Lãnh đạo đội Brazil khẳng định chấn thương phần mềm với các cầu thủ là rất hiếm kể từ khi họ dùng công nghệ đeo GPS từ năm 2015. Ramos nhớ lại vào Olympics Rio 2016, ông đã phải nhắc nhở Neymar sau khi hệ thống ghi nhận anh đã thực hiện quá nhiều cú nước rút cường độ cao. “Chúng tôi phải nhắc cậu ấy chậm lại nếu không sẽ dính chấn thương.”

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm

Tin mới nhất