Tạp chí điện tử Saostar
Đến tin mớiTin Mới Đến tin hotTin Hot
Nhập từ khoá tìm kiếmTìm kiếm
Công nghệ số

Bên trong 'nhà máy' đặc biệt nơi tạo ra sự vi diệu của những bom tấn điện ảnh

Sự vi diệu của nhiều thước phim là sự thể hiện rõ nét của dấu ấn công nghệ nói chung và kĩ xảo điện ảnh máy tính nói riêng.

Có thể bạn cũng đã biết hầu hết bom tấn điện ảnh đều được “nhét đầy” những hiệu ứng được tạo ra từ máy tính (CG). Để tìm hiểu về cách những hiệu ứng này được tạo ra, hãy cùng ghé thăm một studio hiệu ứng điện ảnh nổi tiếng ở London, Anh với tên gọi MPC.

“Công trình” của MPC với The Jungle Book hợp tác cùng Disney trong năm 2016 đã giúp công ty này giành được tượng vàng Oscar. Theo đó, toàn bộ hình ảnh rừng xanh và tất cả các con thú đều được tạo ra bằng máy tính - thứ duy nhất “có thật” là diễn viên trẻ tuổi trong vai Mowgli. Điều này đồng nghĩa với việc những hình ảnh của Mowgli được ghi lại theo cách cực kì tỉ mỉ để phục vụ cho qúa trình hậu kì sau đó. Những hình ảnh diễn viên tương tác với các mô hình trước tấm nền xanh như thế này được gọi bằng thuật ngữ “plate”.

Hình ảnh hậu cảnh và con thú được thêm vào “plate” bằng máy tính.

Thước phim hoàn thiện.

Sau khi phim đã được quay, những nghệ sỹ kĩ xảo hoặc kĩ sư 3D sẽ làm việc trên máy tính sử dụng các phần mềm như Maya hay Nuke.

Quá trình tạo ra hiệu ứng vừa mang tính chất kĩ thuật vừa mang tính sáng tạo với các phần mềm sử dụng nhiều thuật toán phức tạp và tạo hình nhân vật, khung cảnh đòi hỏi sự hiểu biết từ hình thể con người, đồng vật cho đến các quy tắc vật lý.

Các cảnh quay liên tục được chiếu cho người đứng đầu studio hoặc các phòng ban trong các phòng chiếu nhỏ. Những phiên bản “tạm” kiểu này được chiếu đi chiếu lại cho đến khi tất cả cảm thấy hài lòng trước khi xuất ra phiên bản chính thức bởi điều này tốn rất nhiều thời gian và sức mạnh xử lý.

Văn phòng MPC treo nhiều tranh ảnh của các bộ phim đã thực hiện và các ý tưởng sáng tạo.

Một hình ảnh liên quan đến bộ phim Prometheus.

Nghệ sỹ để lại lời nhắn và chữ kí sau khi bộ phim hoàn thiện.

Tường văn phòng ngoài ra còn được trao nhiều chiếc áo phông của đoàn làm phim làm kỉ niệm. Đây là chiếc áo của đoàn làm phim The Jungle Book.

Những cảnh quay như thế này đòi hỏi tài năng của diễn viên…

… bởi thực tế họ đang làm việc trong môi trường không hề giống với bối cảnh phim.

Khi ghép các hình ảnh tạo ra bằng máy tính với các cảnh quay thực tế, điều quan trọng nhất là tạo ra sự hoà hợp hoàn hảo.

Ánh sáng, sự phản chiếu, chuyển động camera và ngay cả sự “bóp méo” tạo ra bởi một ống kính camera cũng phải được thể hiện.

Hiệu ứng hình ảnh thường được người ta nhắc đến như là các hiệu ứng được tạo ra sau khi cảnh phim đã được quay. Tuy nhiên, với các cảnh quay phức tạp như hiện nay, các giám sát hiệu ứng hình ảnh phải trực tiếp có mặt trên phim trường để đảm bảo mỗi thước phim sẽ phù hợp với những gì được ghép vào sau đó.

Để tạo ra được hình ảnh như thế này, đoàn làm phim phải ghi lại rất nhiều thông tin tham chiếu tại phim trường, điều kiện ánh sáng là một trong số đó.

Rất nhiều hình ảnh tham chiếu đã được chụp lại ở Ấn Độ khi quay phim The Jungle Book thế nhưng thực tế các diễn viên chưa bao giờ thực hiện quay trong rừng.

Môi trường tạo ra từ máy tính với nước mô phỏng và các tạo hình 3D cho cây cối.

Phần mềm không chỉ được dùng để tạo ra các khung cảnh tự nhiên mà còn được dùng để tạo ra hình ảnh một nhóm người lớn. Ví dụ như trong cảnh phim World War Z này, chỉ những người ở phí trước là thật.

Hiệu ứng hình ảnh cũng giúp tạo ra những người ảo có độ chi tiết kinh ngạc.

Có những hình dựng nhân vật bằng máy tính MPC mất tới một năm để thực hiện.

Copy Link
Chia sẻ

Bài viết Lê Nam Khánh

Được quan tâm
iPhone 17: Công nghệ màn hình cao cấp sẽ trở thành tiêu chuẩn?
Tin mới nhất